Mã tài liệu: 49769
Số trang: 54
Định dạng: docx
Dung lượng file: 6,633 Kb
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Là một nước nông nghiệp đang phát triển như nước ta, các nông sản và các sản phẩm từ chăn nuôi đóng một vai trò rất quan trọng. Lạc và ngô là hai nông sản, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, chúng chủ yếu còn được làm thức ăn trong chăn nuôi. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thì lạc và ngô lại là nguồn cơ chất lí tưởng cho nấm mốc phát triển. Khi phát triển trên ngô, lạc nấm mốc đã sử dụng các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thất về lượng cũng như về chất của hạt. Không những thế, một số loài nấm mốc khi phát triển chúng sinh ra các loại độc tố khác nhau và được gọi chung là mycotoxin. Nguy hiểm hơn, những độc tố này có khả năng theo thức ăn vào cơ thể, gây độc cho con người và động vật kinh tế.
Việc sử dụng các biện phòng trừ độc tố nấm mốc đã được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, sự nhiễm nấm mốc và các độc tố nấm mốc nói chung và sự nhiễm aflatoxin trên ngô lạc ở mức độ cao quá giới hạn cho phép là không thể tránh được. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp khử nhiễm độc tố nấm mốc, đặc biệt là aflatoxin bởi độc tính và nguy cơ gây ung thư của nó.
Trên thế giới hiện nay, việc nghiên cứu để tìm ra những pháp làm giảm lượng độc tố aflatoxin trong lương thực nói chung và trong ngô, lạc nói riêng đã và đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
Ở nước ta, từ những năm 1970 Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự [9] đã nghiên cứu mức nhiễm nấm mốc trên thóc ở kho bảo quản lương thực miền Bắc Việt Nam và một số lương thực như đậu, đỗ, lạc... , Đặng Hồng Miên [5] cũng đã nghiên cứu sự nhiễm nấm mốc aflatoxin trên lạc.
Nguyễn Thùy Châu và cộng sự [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm độc tố nấm mốc trên ngô gạo và các biện pháp phòng trừ.
Một số công trình của Đậu Ngọc Hào về sự nhiễm nấm mốc và aflatoxin trên thức ăn gia súc và các biện pháp khử độc tố aflatoxin bằng NH4OH cũng đã được nghiên cứu và công bố [7].
Nguyễn Thùy Châu và cộng sự [1] cũng đã nghiên cứu khử aflatoxin trên ngô bằng NH3 và Ca(OH)2, kết quả cho thấy tác dụng khử aflatoxin bằng hai hóa chất rất rõ rệt và hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc khử nhiễm aflatoxin bằng các hóa chất như NH3 có giá thành cao và để lại mùi khó chịu cho nông sản bị xử lý.
Để khắc phục nhược điểm này, trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu khử nhiễm aflatoxin bằng biện pháp sinh học đã được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu và đã thu được một số kết quả hứa hẹn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 909
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 2138
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1392
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1515
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 16