Mã tài liệu: 145900
Số trang: 61
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Bên cạnh các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như cháy rừng, khai thác rừng bừa b•i, chảy dầu, các nhà máy điện hạt nhân, dò rỉ phóng xạ. ... thì một nguyên nhân hết sức to lớn trong việc gây ô nhiễm môi trường chính là rác thải mà trong đó rác thải hữu cơ chiếm thành phần chủ yếu. Rác thải hữu cơ có khả năng phân huỷ, chuyển hoá thành các dạng khác nhau. Sau một thời gian chuyển đổi, các chất hữu cơ từ các vùng sản xuất nông nghiệp tại các vùng nông thôn lại quay về làm ô nhiễm không chỉ thành phố mà còn làm ô nhiễm các vùng nông thôn lân cận thành phố. Chính vì nó có khả năng phát tán nhanh chóng, gây ô nhiễm trong diện rộng nên nếu không được thu gom và xử lý triệt để thì rác thải hữu cơ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Trong lượng rác thải hữu cơ thu gom được, các chất ligno-xenluloza lại chiếm một lượng hết sức lớn. Đối với động vật và con người, các chất ligno-xenluloza này thường không có mấy giá trị dinh dưỡng. Trong các phế phẩm nông nghiệp, phần không được sử dụng chiếm đến 50% tổng sinh khối. Khối lượng này được thu gom và thải vào thiên nhiên, vừa gây l•ng phí lại vừa gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm do rác hữu cơ gây nên, chúng ta vấp phải một vấn đề phức tạp là làm cách nào để có thể tăng khả năng thu gom và xử lý rác thải nhanh chóng nhằm đẩy nhanh vòng tuần hoàn của rác, không để tồn đọng và gây ô nhiễm môi trường trong khi lượng rác thải của chúng ta ngày càng tăng lên mà các cơ sở xử lý lại có hạn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý rác như phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp thành những b•i chứa.... Tuy nhiên, các phương pháp này đều không mang lại những hiệu quả cao do l•ng phí diện tích chôn lấp, thời gian xử lý dài gây ô nhiễm thứ cấp.... Trong khi đó, phương pháp xử lý rác bằng công nghệ vi sinh vật tỏ ra có nhiều ưu điểm nhất cả về hiệu quả kinh tế lẫn kỹ thuật, tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ dùng cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, việc phân huỷ rác dựa trên các vi sinh vật tự nhiên có sẵn trong đống rác ủ còn gặp nhiều hạn chế như thời gian phân huỷ quá lâu, quá trình phân huỷ chưa triệt để.... Do đó, chúng ta cần tuyển chọn những chủng vi sinh vật thích hợp bổ sung vào bên cạnh những vi sinh vật có sẵn để có thể giúp cho quá trình xử lý đạt kết quả tốt hơn.
Với mong muốn có thể tham gia vào quá trình phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ rác thải cao phù hợp với điều kiện Việt Nam dù bằng phần đóng góp hết sức nhỏ bé của mình, tôi đã thực hiện đề tài “Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp xenlulaza của một số chủng vi sinh vật nhằm ứng dụng xử lý phế thải ligno-xenluloza”.
Kết cấu đề tài:
I. Mở đầu
II. Tổng quan
III. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
IV. Kết quả và thảo luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 2136
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 224
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 92
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16