Mã tài liệu: 251685
Số trang: 101
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,389 Kb
Chuyên mục: Công nghệ hóa học
PHẦN MỞ ĐẦU
Vào những năm 1859 ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ ra đời và từ đó sản lượng dầu mỏ khai thác ngày càng được phát triển mạnh về số lượng cũng như về chất lượng .
Ngày nay với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật , dầu mỏ đã trở thành nguyên liệu quan trọng trong công nghệ hoá học . trên cơ sở nguyên liệu dầu mỏ , người ta đã sản xuất được hàng nghìn các hoá chất khác nhau , làm nguyên liệu cho động cơ , nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác .
Ngành công nghiệp chế biến dầu ở nước ta ra đời tuy chưa lâu , nhưng nó được đánh giá là một ngành công nghiệp mũi nhọn , đặc biệt là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để đạt được những mục tiêu mà sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đề ra thì cần phải đáp ứng một nhu cầu rất lớn về nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển công nghiệp và kinh tế .
Năm 1986 dầu thô được khai thác tại mỏ Bạch Hổ và hàng loạt các mỏ mới được phát hiện như:Rồng, Đại Hùng, Ruby. Cho đến nay chúng ta đã khai thác được tổng cộng hơn 60 triệu tấn dầu thô tại mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác. Nguồn dầu thô xuất khẩu đã đem lại cho đất nước ta một nguồn ngoại tệ khá lớn. Tuy nhiên hàng năm chúng ta cũng chi một nguồn ngoại tệ không nhỏ, để nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước.
Nhà máy lọc dầu Cát Lái ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp dầu . Ngay từ năm 1991 Chính phủ Việt Nam đã tổ chức gọi thầu xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 công suất 6,5 triệu tấn/năm và cho đến nay đang được xúc tiến xây dựng tại Dung Quất (Quảng Ngãi). Có thể nói rằng việc đất nước ta xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 là một quyết định phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay. Nhà máy lọc dầu số 1 ra đời không những cung cấp những sản phẩm năng lượng quan trọng mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu quý giá cho công nghiệp hóa dầu. Do đó việc phát triển công nghệ và quy mô nhà máy reforming là rất cần thiết cho việc phát triển đất nước.
Trong công nghiệp chế biến dầu mỏ các quá trình chuyển hoá hoá học dưới tác dụng của chất xúc tác chiếm một tỷ lệ rất lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng . Chất xúc tác trong quá trình chuyển hoá có khả năng làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng vị vậy tăng tốc độ phản ứng lên rất nhiều . Mặt khác khi có mặt của xúc tác thì có khả năng tiến hành phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn . Điều này có tầm quan trọng đối với các phản ứng nhiệt dương (phản ứng hydro hoá ankyl hoá , polyme hoá ) vì ở nhiệt độ cao về mặt nhiệt động không thuận lợi cho phản ứng này
Sự có mặt của chất xúc tác trong quá trình chuyển hoá hoá học vừa có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hoá , vừa có khả năng tạo ra những nồng độ cân bằng cao nhất , có nghĩa là tăng hiệu suất sản phẩm của quá trình . Trong quá trình chuyển hoá hoá học dưới tác dụng của xúc tác thì quá trình reforming xúc tác chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ , lượng dầu mỏ được chế biến bằng quá trình reforming chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các quá trình khác . Qúa trình reforming xúc tác được xem là một quá trình chủ yếu sản xuất xăng cho động cơ , đó là một quá trình quan trọng không thể thiếu trong công nghiệp chế biến dầu
Có thể nói quá trình reforming ra đời là một bước ngoặc lớn trong công nghệ chế biến dầu . Trước đây người ta dùng xăng chưng cất trực tiếp có pha trộn thêm phụ gia (chì ) để làm tăng trị số octan . Ngày nay người ta sử dụng xăng của quá trình reforming cho động cơ thì chất lượng đảm bảo hơn ,ít ảnh hưởng đến môi trường hơn
Hơn nữa , ngoài sản phẩm chính là xăng ,quá trình reforming xúc tác còn sản xuất ra các hydrocacbon thơm và là một nguồn thu khí hydro sạch , rẻ tiền hơn các nguồn thu khác 10-15 lần
Reforming ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong các nhà máy chế biến dầu hiện đại . ở Tây Âu hơn 50% xăng thu được là xăng của quá trình reforming . Vì vậy việc nghiên cứu và phát triển công nghệ reforming là điều hết sức cấp thiết cho công nghiệp hoá dầu nói riêng và nền công nghiệp nước ta nói chung .
Mục lục
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN TỔNG QUAN 8
I. CƠ SỞ HOÁ HỌC CỦA QUÁ TRÌNH 8
1.1 Các phản ứng xảy ra trong quá trình 8
1.2 Cơ chế phản ứng Reforming xúc tác 19
1.3 Nhiệt động học phản ứng và điều kiện phản ứng 22
II. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 26
2.1 Nguyên liệu 26
2.2 Hydro hóa làm sạch nguyên liệu 30
2.3 Sản phẩm của quá trình Reforming xúc tác 33
III. XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH REFORMING XÚC TÁC 36
3.1 lịch sử phát triển 37
3.2 vai trò của xúc tác hai chức năng . 38
3.3 Tính chất của chất xúc tác 41
3.4. những nguyên nhân làm giảm hoạt tính 43
3.5. tái sinh xúc tác 46
3. 5.1 Sự thay đổi các chất xúc tác trong quá trình làm việc 46
3.5.2 Các phương pháp tái sinh chất xúc tác 46
3.5.3 Tuổi thọ xúc tác và giới thiệu một số chất xúc tác 48
IV. CÔNG NGHỆ REFORMING XÚC TÁC 50
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình 50
4.2 Giới thiệu một số sơ đồ công nghệ 53
4.3 thiết kế phân xưởng 68
4.4.Các thiết bị chính của quá trình 69
PHẦN TÍNH TOÁN 72
PHẦN TÍNH TOÁN KINH TẾ 102
PHẦN XÂY DỰNG 107
I. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 107
II. CÁC NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ XÂY DỰNG 109
III.BỐ TRÍ MẶT BẰNG XÂY DỰNG 110
PHẦN AN TOÀN 113
I. KHÁI QUÁT 113
1.1 Nguyên nhân kỹ thuật 113
1.2 Nguyên nhân do tổ chức 113
1.3 nguyên nhân do vệ sinh . 113
II. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 114
2.1 Phòng chống cháy 114
2.2 Ngăn ngừa khả năng suất hiện những nguồn gây cháy 114
2.3 Ngăn ngừa khả năng suất hiện những nguồn cháy 115
III. NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐỂ BẢO ĐẢM AN TOÀN CHÁY NỔ . 116
PHẦN KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 200
👁 Lượt xem: 781
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 842
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 19