Mã tài liệu: 43070
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 211 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Trong doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá đồng thời thực hiện quan hệ trao đổi, giao dịch, thanh toán giữa người mua và người bán. Bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là bán hàng hoá và dịch vụ.
- Xét về bản chất kinh tế: quá trình bán hàng là quá trình chuyển sở hữu về hàng hoá và tiền tệ. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh này, người bán (doanh nghiệp) mất quyền sở hữu về hàng hoá và được quyền sở hữu về tiền tệ hay quyền đòi tiền của người mua. Người mua (khách hàng) được quyền sở hữu về hàng hoá, mất quyền sở hữu về tiền tệ hay có nghĩa vụ phải trả tiền cho người bán.
- Xét về hành vi: Hoạt động bán hàng diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa người bán và người mua, người bán chấp nhận bán và xuất giao hàng; người mua chấp nhận mua và trả tiền hay chấp nhận trả tiền.
- Xét về quá trình vận động của vốn: trong hoạt động bán hàng, vốn kinh doanh chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái tiền tệ.
Từ những bản chất trên của công tác bán hàng mà nó có vai trò vô cùng quan trọng:
- Đối với xã hội: Bán hàng là một nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy quá trình tái sản xuất cho xã hội. Nếu bán được nhiều hàng hoá tức là hàng hoá được chấp nhận, bán được nhiều, do đó nhu cầu mới phát sinh cần có hàng hoá mới cho nên điều tất yếu là cần tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất.
- Đối với thị trường hàng hoá: bán hàng thực hiện quá trình trao đổi giá trị. người có giá trị sử dụng (người sản xuất) lấy được giá trị sử dụng hàng hoá và phải trả bằng giá trị.
- Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại: Với chức năng là trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng nên doanh nghiệp thương mại có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hàng hoá cho người tiêu dùng. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, quá trình lưu chuyển hàng hoá được diễn ra như sau: Mua vào- Dự trữ - Bán ra, trong đó bán hàng hoá là khâu cuối cùng nhưng lại có tính chất quyết định đến khâu trước đó. Bán hàng quyết định xem doanh nghiệp có nên tiếp tục mua vào hay dự trữ nữa hay không? số lượng là bao nhiêu?.... Vậy bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp thương mại cần hướng tới và rất quan trọng, nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó thực hiện tốt khâu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thương mại:
+ Thu hồi vốn nhanh, quay vòng tốt để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
+ Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, quản lý vốn tốt giảm việc huy động vốn từ bên ngoài (lãi xuất cao).
+ Thực hiện tốt quá trình chu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, điều hoà lượng hàng hoá mua vào, dữ trữ bán ra hợp lý.
+ Xác định được kết quả kinh doanh để hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo được tốt hơn.
+ Hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước cũng như thực hiện nghĩa vụ thanh toán với các bên liên quan như: ngân hàng, chủ nợ,...
Có thể thấy rằng nghiệp vụ bán hàng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thương mại nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt. Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra được chỗ đứng cho riêng mình trên thương trường cũng như mỗi doanh nghiệp thương mại cần phải tìm ra được biện pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng để đứng vững và ngày càng phát triển hơn trong thị trường này.
Đứng trên góc nhìn kế toán, kế toán hoạt động bán hàng đòi hỏi phải theo dõi, quản lý các chỉ tiêu như doanh thu, tình hình thay đổi trách nhiệm vật chất ở khâu bán, tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ về các khoản thanh toán công nợ về các khoản phải thu của người mua, quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ… quản lý nghiệp vụ bán hàng cần bám sát các yêu cầu sau:
+ Quản lý sự vận động của từng mặt hàng trong quá trình xuất- nhập- tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị.
+ Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng,từng thể thức thanh toán,từng khách hàng và từng loại hàng hoá tiêu thụ
+ Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ tiền hàng.
+ Tính toán xác định từng loại hoạt động của doanh nghiêp.
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ quy định.
Tổ chức, quản lý công tác kế toán bán hàng tốt là đã thực hiện tốt một mắt xích trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, từ đó tạo ra hệ thống chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. Vì thế nâng cao hiệu quả của công tác Kế toán bán hàng là việc vô cùng cần thiết đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là đối với DN Thương mại.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 165
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 833
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16