Mã tài liệu: 73852
Số trang: 91
Định dạng: docx
Dung lượng file: 488 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Toàn cầu hoá đã tạo lập nền tảng cho việc duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia đang phát triển. Điều đặc biệt là tiến trình toàn cầu hoá đã mở ra các cơ hội không hạn chế cho sự hợp tác và hội nhập hiệu quả về thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia, các cộng đồng, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc là một thị trường lớn cùng chung biên giới, có quan hệ hữu nghị truyền thống, lại là đối tác trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Vì vậy, phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc có vị trí rất quan trọng trong quan hệ thương mại của nước ta với các nước.
Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài khoảng 1.400 km trải dài từ Đông sang Tây qua 7 tỉnh của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Hiện nay, biên giới đất liền giữa hai nước có 21 cặp cửa khẩu, trong đó có 5 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 14 cửa khẩu phụ và hàng chục đường mòn, lối mở biên giới phục vụ cho giao thương của doanh nghiệp và cư dân khu vực biên giới hai nước. Nhìn chung, trong những năm qua, hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc có những phát triển tích cực, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc nước ta. Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của các tỉnh biên giới, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và có ý nghĩa rất lớn là đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu biên giới Việt - Trung đang đặt ra những vấn đề bức xúc như: Nạn buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ, thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. ... làm ảnh hưởng đến an ninh biên giới và chính sách vĩ mô của nhà nước. Mặc dù quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt- Trung rất lớn song dịch vụ thanh toán ở những nơi này còn quá hạn chế. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam nói chung.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán biên mậu.
Chương 2: Thực trạng thanh toán biên mậu Việt - Trung tại NHĐT&PT Cao Bằng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán biên mậu tại NHĐT&PT Cao Bằng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 208
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 917
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 18