Mã tài liệu: 221298
Số trang: 74
Định dạng: doc
Dung lượng file: 352 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt nam trong các nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII và lần thứ VIII, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình vận động này đòi hỏi các quan hệ kinh tế - xã hội chuyển biến và thay đổi thường xuyên. Lĩnh vực tiền tệ tín dụng Ngân hàng động kinh doanh tiền tệ là loại hình hoạt động mang tính năng động và rủi ro cao - cần được cải biến, đổi mới nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường.
Hơn nữa, yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là không những phải phát triển không ngừng để thích nghi và tồn tại mà còn phải giữ vai trò tiên phong trong việc định hướng cho những hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, các ngân hàng càng cần phải năng động hơn, nhậy cảm hơn và tỉnh táo hơn để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Việt nam mới bước vào kinh tế thị trường nên yêu cầu này càng trở nên cấp thiết. Thực tế cho thấy rằng, trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 1998 và 1999, hàng loạt các vụ việc xảy ra liên quan đến hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế nói chung và bước phát triển của từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng.
Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình mới trong hệ thốngngân hàng thương mại Việt nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Hiện nay hệ thống này vừa vận hành để phát triển, vừa rút kinh nghiệm để định hình. Là loại hình non trẻ, lại hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường chưa ổn định, do vậy, tình hình đặt ra đối với các ngân hàng Thương mại Cổ phần cũng không nằm ngoài bối cảnh trên. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, với đặc tính riêng có của mình, các NHTMCP đã có những phát huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chung của đất nước, tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, đã bộc lộ khá nhiều hạn chế .
Do vậy, việc nghiên cứu Hoạt động kinh doanh tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trong điều kiện kinh tế hiện nay là cần thiết.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài :
- Nghiên cứu và đánh giá hoạt động kinh doanh tín dụng, rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần trong nền kinh tế thị trường.
-Một số giải pháp và kiến nghị để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối các Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu chủ yếu về hoạt động tín dụng và rủi ro của nó tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần . Nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng ở một số Ngân hàng TMCP tại Hà nội : Ngân hàng TMCP Châu Á Thái Bình Dương, Ngân hàng TMCP Kỹ thương, Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . là các Ngân hàng Thương mại Cổ phần có Hội sở tại Hà nội.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, hệ thống hoá lý luận .
5. Kết quả và những vấn đề mới của đề tài
Kết quả:
-Nêu được tổng quan về Ngân hàng thương mại, rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu, hệ thống hoá các biện pháp có thể áp dụng tại Việt nam trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Điểm mới:
- Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần, thực trạng rủi ro tín dụng của khối các ngân hàng này và các nguyên nhân của chúng.
- Đề xuất hướng đổi mới quản lý tín dụng từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
-Một số kiến nghị với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần với mục đích hạn chế rủi ro tín dụng.
6. Nội dung và bố cục của đề tài :
-Lời nói đầu.
- Chương 1 : Hoạt động kinh doanh của NHTM và vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa NHTM.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng và rủi ro tín dụng ở các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt nam.
- Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
-Kết luận :
- Danh mục tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16