Mã tài liệu: 98498
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file: 259 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Từ sau khi giành được độc lập ở miền Bắc vào 2/9/1945 tới nay, toàn thể nhân dân Việt Nam dưới sự dìu dắt, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã luôn luôn cố gắng hết sức mình để phát triển nền kinh tế đất nước. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra rất nhiều chính sách kinh tế cho phù hợp với từng thời kì. Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cho tơí việc chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay. Sự thay đổi về cơ chế kinh tế kéo theo sự thay đổi về quan hệ lao động. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được hình thành dựa trên cơ sở tự do thoả thuận, thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ lao động mà chỉ điều tiết qua hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý để làm cơ sở cho sự thoả thuận, thương lượng giữa hai bên.
Tuy nhiên, trong thực tế người lao động là người đi làm thuê, họ chỉ sở hữu sức lao động trong khi người sử dụng lao động lại là người nắm giữ thế mạnh về kinh tế, là người có quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Hơn nữa, do nước ta là một nước có dân số trẻ nên xảy ra rất nhiều tình trạng dư thừa sức lao động. Do vậy, thường xảy ra tình trạng người sử dụng lao động nắm vị thế cao hơn, họ có xu hướng lạm quyền và bóc lột sức lao động của người lao động. Người sử dụng lao động vì mục tiêu lợi nhuận luôn luôn tìm đủ mọi cách để o ép người lao động, bắt người lao động phải làm việc quá sức, lương thấp hoặc điều kiện làm việc tồi tàn… Người lao động, do nhu cầu về việc làm để đáp ứng cho bản năng sinh tồn họ vẫn buộc phải chấp nhận làm việc. Nhưng khi bị o ép một cách quá mức hay trong một số trường hợp do người lao động không hiểu rõ về pháp luật, họ đã liên kết với nhau để tiến hành đình công, ngưng việc, thậm chí còn tiến hành phá hoại tư liệu sản xuất khiến cho quá trình sản xuất bị đình trệ, phát sinh tranh chấp lao động. Trong trường hợp này, cả người sử dụng lao động và người lao động đều bị thiệt hại. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cả hai bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là hạn chế sự đàn áp bóc lột từ phía người sử dụng lao động, pháp luật đã qui định người lao động có quyền thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) thông qua tổ chức đại diện của mình.
Việc kí kết TƯLĐTT nhằm nâng cao vị thế của người lao động, đảm bảo mối quan hệ lao động hài hoà giữa người lao động và người sử dụng lao động; tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Thực tế trong suốt những năm qua, kể từ khi bản TƯLĐTT ra đời đầu tiên tại nước Anh vào cuối thế kỉ XVIII tới nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc bình ổn, hạn chế các xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động; góp phần to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế chung.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã có hai công ước trực tiếp về lĩnh vực TƯLĐTT. Đó là công ước số 98(1949) về vệc áp dụng các nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; Công ước số 154 (1981) về xúc tiến thương lượng tập thể.
ở Việt Nam, TƯLĐTT đã ra đời ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được đánh dấu bằng sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 với tên gọi; “Tập khế ước”. Sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế tập trung bao cấp, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định172 qui định về vấn đề này bằng tên: “Hợp đồng tập thể” và cho tới khi Bộ luật Lao động năm 1994 ra đời thì hợp đồng tập thể chính thức được thay bằng tên: “ Thoả ước lao động tập thể”. Cho tới nay, trải qua 3 lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, những nội dung của TƯLĐTT cũng được thay đổi rất nhiều cho phù hợp với điều kiện kinh tế.
Nhìn vào thực tế chúng ta thấy nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ chóng mặt, quan hệ lao động ngày càng trở thành vấn đề phức tạp và nhiều biến động. Tình hình tranh chấp lao động và đình công ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do vậy, việc nghiên cứu những qui định của pháp luật về thoả ước và thực tiễn thực hiện thoả ước nhằm thúc đẩy việc kí kết TƯLĐTT và giúp TƯLĐTT trở về đúng với chức năng của nó_ hài hoà quan hệ lao động , bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động là rất cần thiết.
Kết cấu chuyên đề:
Chương 1 : Khái quát chung về thoả ước lao động tập thể
Chương 2 : Các qui định pháp luật hiện hành về thoả ước lao động tập thể
Chương 3 : Thực tiễn thực hiện thoả ước lao động tập thể tại công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Đông Bắc Bộ và một số kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 4296
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 2418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 2227
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem