Mã tài liệu: 124389
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng phát biểu tại cuộc gặp thường niên giữa Thủ tướng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội ngày 09-02-2006: “lao động chuyên nghiệp sáng tạo là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”. Điều này không chỉ đúng với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mà nó còn đúng với tất cả các tổ chức, “khả năng cạnh tranh” là một cụm từ rất sâu rộng, với hàm ý là năng lực, hiệu quả làm việc của người lao động. Như vậy, việc hoàn thiện, nâng cao năng lực sáng tạo chuyên nghiệp của người lao động là rất cần thiết, đặc biệt cần thiết nến họ là những cán bộ quản lí vĩ mô, yêu cầu trình độ chuyên môn cao, nắm bắt sự thay đổi của thời cuộc, ra những quyết định mang tính chiến lược. Để đáp ứng được chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là một giải pháp lâu dài và hiệu quả.
Từ năm 1990 đến nay, qua 15 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ công chức viên chức Kho bạc Nhà nước không ngừng sáng tạo trong công việc, hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ, mà giải pháp chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng. 3 năm trở lại đây (từ 2004 đến 2006) sự ra đời của trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước càng cho thấy sự quan trọng trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước. Hòa chung với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Kho bạc đã có những hoạt động thiết thực nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa tổ chức, cụ thể là tiểu dự án TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách Nhà nước - Kho bạc) nằm trong dự án Cải cách quản lý tài chính công của Bộ Tài chính, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành Kho bạc không những phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụ hiện đại mà còn phải ngày càng hoàn thiện để thích ứng tương lai.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước được các cấp chính quyền rất quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại cần có những giải pháp để khắc phục cả trước mắt và lâu dài. Vì vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Kho bạc Nhà nước”, mục đích chính là để nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại một tổ chức lớn như Kho bạc Nhà nước, bên cạnh đó tìm hiểu một số mặt chưa đạt được trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ đó xin đưa ra một vài giải pháp cơ bản để hoàn thiện thêm cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những lí luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chương 2: Phân tích tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành Kho bạc Nhà nước
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Kho bạc Nhà nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17