Mã tài liệu: 301336
Số trang: 61
Định dạng: rar
Dung lượng file: 535 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
[FONT=Times New Roman]ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài:
phát triển nguồn nhân lực một trong những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế- Xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sư phát triển bền vững. Nguồn nhân lực có việc làm, thu nhập ổn định không chỉ mang lại cho họ cuộc sống ấm no mà còn góp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế Xã hội của đất nước
Hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu của thời đại, Việt Nam là quốc gia không nằm ngoài quy luật đó. Nước ta hiện đang thực hiện trong quá trình CNH, HĐH đất nước, bên cạn sử dụng nguồn nhân lực nội sinh, cần phải biết sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra hiện nay cho Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực có trí thức, trình độ, tay nghề cho sự phát triển kinh tế. Đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, nhanh chóng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản là nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Huyện Đăk Mil bước vào giai đoạn đẩy nhanh phát triển kinh tế Xã hội với mục tiêu vào năm 2014 trở thành Thị Xã thứ hai của tỉnh Đăk Nông, để làm đuợc điều đó cả người người dân của huyện Đăk Mil không những đầu tư phất triển về mặt kinh tế Xã hội của huyện mà còn đầu tư phát triển và khai thác tốt về chất luợng nguồn nhân lực, đặc. Tuy nhiên, hiện nay huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng và những lợi thế nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, về việc phát triển nguồn nhân lực của toàn huyện vẫn chưa cân đối đặc biệt là các xã thuộc chương trình 135 có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn không cao. Do đó, chưa tạo được động lực phát triển kinh tế Xã hội của các xã thuộc chương trình 135 nói riêng và việc phát triển kinh tế Xã hội nhanh và bền vững, trong quá trình CNH,HĐH trên địa bàn của huyện nói chung.
Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy, tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, mang tính chiến lược, quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực của các xã 135 của huyện nói riêng và nguồn nhân lực cả huyện nói chung nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil trong quá trình CNH, HĐH
3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp điều tra chọn mẫu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
* Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu điều tra cán bộ trong cơ quan của xã như; Chủ tịch, bí thư( bí thư xã, bí thư chi bộ, bí thư đoàn), công an xã, truởng thôn bon…
- Phạm vi nghiên cứu:
* Về mặt không gian: Nghiên cứu 03 xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đó là: Xã Đăk Gằn, xã Đăk N’Rót và xã Long Sơn
* Về mặt thời gian: Thực trạng về nguồn nhân lực của xã 135 trong năm 2011
* Về mặt nội dung: Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các xã 135 của huyện Đăk Mil nhằm đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH
5. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực
- Là cơ sở để huyện Đăk Mil và các ban ngành có liên quan tham khảo trong việc hoạch định, bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ở các xã thuộc chương trình 135 trong quá trình CNH, HĐH ở huyện Đăk Mil
- Làm tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên và các cá nhân quan tâm tới lĩnh vực này
6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế Xã hội huyện Đăk Mil
Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các xã thuộc chương trình 135 tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
Chương 4: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các xã thuộc chương trình 135 của huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Mil
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1374
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1030
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16