Mã tài liệu: 52697
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Trong những thập niên của thế kỷ XX trên thế giới diễn ra những thay đổi hết sức to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhân loại đang chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp của hành tinh sang nền kinh tế trí tuệ dựa trên cơ sở của Công nghệ trí tuệ cao, Công nghệ phần mền....Trong đó đầu tư phát triển nguồn nhân lực được đánh giá là sức mạnh quốc gia. Do đó nhiều nước đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra hàng loạt chính sách, các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài của đất nước.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của thế giới, chúng ta phải có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội và con người. Bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sự sáng tạo. Vì vậy, thấy rõ tầm quan trọng này trong những năm gần đây Đảng và Chính Phủ có kế hoach chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đây là sự đầu tư có lãi. Phát triển nguồn nhân lực được coi là đòn bẩy để phát triển kinh tế, hiện đại hoá xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã lấy mục tiêu xây dựng con người mạnh cả về thể lực và trí lực, luôn tạo cơ hội cho tất cả mọi người phát huy hết khả năng vốn có của họ và tiếp tục trau dồi kinh nghiệm sống để có được một nguồn nhân lực dồi dào, phục vụ cho sự phát triển của đất nước hiện tại cũng như lâu dài. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2010 nêu mục tiêu phấn đấu về con người như sau: " Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân...Nguồn lực con người , năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, anh ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao" (Văn kiện IX, tr24). Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước , các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành đổi mới về mọi mặt như đổi mới về cơ chế quản lý từ cơ chế quan liêu bao cấp sang chế độ hạch toán kinh doanh , đổi mới công nghệ, nhất là chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, kỹ thuật chuyên môn, sắp xếp bố trí công việc phù hợp với từng người. Vì vậy, đòi hỏi phải có chiến lược đào tạo, đào tạo lại ngay tại chỗ và sử dụng hợp lý nguồn lao động cho phù hợp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 841
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16