Mã tài liệu: 224295
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 62 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Xõy dựng thương hiệu điểm đến (destionation branding) – từ kinh nghiệm quốc tế với sự phỏt triển du lịch của việt nõmXây dựng thương hiệu điểm đến (destionation branding) – từ kinh nghiệm quốc tế với sự phát triển du lịch của việt nam
TS. Lê Quân
Trường ĐHTM
Từ vụ kiện cá tra - cá basa và việc một số doanh nghiệp bị đánh cắp thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chú trọng đến gây dựng thương hiệu cho mình. Xây dựng , bảo vệ và phát triển thương hiệu mạnh đang là đề tài vừa thiết thực, vừa mang tính thời sự được đề cập rộng khắp trên nhiều diễn đàn kinh tế – xã hội ở nước ta. Trong phạm vi bài tham luận này, chúng tôi xin được vận dụng một số quan điểm mới trong lý thuyết xây dựng thương hiệu các địa danh (places branding), kết hợp cùng với phân tích một số kinh nghiệm của một số quốc gia và thành phố trên thế giới vào xem xét và đánh giá chiến lược phát triển du lịch của nước ta. Hy vọng có thể mang lại một cách nhìn nào đó về một phạm trù mới mẻ là thương hiệu điểm đến (branding of destionation).
1. Đánh giá sơ bộ về năng lực thu hút du khách quốc tế Việt Nam trên quan điểm thương hiệu điểm đến.
Trước hết, cần phải thấy rằng places branding bao gồm ba cấp độ chính là xây dựng thương hiệu cho một thành phố (city branding), cho một vùng (region branding) và cho một quốc gia (nation branding). Làm thương hiệu địa danh thực chất là tạo ra được sự nhận thức, sự quý mến của càng nhiều người càng về địa danh mà chúng ta muốn tạo dựng danh tiếng. Khác với các hoạt động xúc tiến điểm đến (promotion of destionation), xây dựng thương hiệu điểm đến nhấn mạnh điểm đến như một “sản phẩm hữu hình” với những tiện ích cụ thể mang lại cho người tiêu dùng và mục tiêu của nó là thông qua các hoạt động xúc tiến để không chỉ lôi kéo du khách mà còn tạo dựng được một thương hiệu cho địa danh trong tương quan cạnh tranh với các địa danh khác (tạo dựng được một tài sản vô hình rất quan trọng cho địa phương làm thương hiệu). Do vậy làm thương hiệu điểm đến đòi hỏi các chuyên gia phải có những nỗ lực rất lớn từ việc thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu (Brand idensity system) cho đến các kế hoạch và chiến dịch truyền thông. Như vậy, xây dựng thương hiệu điểm đến là một phạm trù rất quan trọng cần được quan tâm thích đáng để nhằm quảng bá điểm đến cho du khách trong và ngoài nước.
Là một phạm trù mới, nhưng chúng ta có thể vận dụng mô hình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để đưa ra mô hình xây dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch như sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17