Mã tài liệu: 221020
Số trang: 131
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,321 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý tưởng về phát triển bền vững sớm hình thành trong xã hội loài người.
Nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX ý tưởng này mới được phát
triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào của xã hội.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong
các văn kiện của Đại hội đại bảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đó là:
"Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã
hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi
trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển
khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được
tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát
triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong
sự phát triển của đất nước.
Thực hiện đường lối quan điểm phát triển bền vững của nhà nước, các
địa phương trong cả nước đã và đang tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội của địa phương mình dựa trên những lợi thế, tiềm năng của từng vùng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên, năng xuất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô
hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều
chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, . đang là những vấn đề
gây ảnh hưởng tới phát triển bền vững của địa phương nói riêng và đất nước
nói chung.
Tại các vùng nông thôn có đến 80% dân số sống bằng sản xuất nông
nghiệp, kinh tế xã hội còn kém phát triển, với tiềm lực về khoa học, công
nghệ còn hạn chế, vốn sản xuất thiếu, lao động phổ thông dư thừa, thiếu lao
động có tay nghề cao nên chưa có khả năng để phát triển ngay nền sản xuất
công nghiệp, vì vậy cần phải chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, coi đó
là một bước đệm, song song với việc tích luỹ tạo tiền lực để tiến dần lên nền
sản xuất đại công nghiệp.
Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và
môi trường. Xét riêng quá trình phát triển kinh tế bền vững thì sản phẩm sản
xuất ra phải đảm bảo 4 yêu cầu đó là: Chất lượng, giá cả, quy mô sản phẩm
sản xuất và thời gian cung ứng sản phẩm. Vì vậy, cần thiết phải phát triển nền
nông nghiệp đa chức năng vừa sản xuất nông phẩm hàng hoá và phát triển du
lịch sinh thái và tạo môi trường sống đẹp. Xây dựng các mô hình phát triển
kinh tế ở khu vực nông thôn gắn với phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu
của các địa phương và của cả nước trong gia đoạn hiện nay.
Xuất phát từ xu thế phát triển theo hướng bền vững của đất nước, để góp
phần phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm VQG Tam Đảo huyện Đại Từ
tôi nghiên cứu đề tài: Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái
gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc
gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
MỤC LỤC
Trang bìa phụ i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục . iv
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt xi
Danh mục các bảng biểu . xii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Đóng góp mới của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn . 3
Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững 4
1.1.1.2. Khái niệm về làng nghề 8
1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái . 15
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du
lịch trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương . 17
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 18
1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững 18
1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam 22
1.1.2.3. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên 24
1.2. Phương pháp nghiên cứu . 26
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu . 26
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 27
1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 27
1.2.2.2. Phương pháp phân tích . 28
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 29
Chương II. HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT- XH huyện Đại Từ 30
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 30
2.1.1.1. Vị trí địa lý . 30
2.1.1.2. Địa hình . 30
2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn 31
2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản . 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế năm 2005 35
2.1.2.2. Nguồn nhân lực 38
2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện 39
2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển 41
2.2. Đặc điểm của các xã vùng đệm VQG tam đảo có ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển làng nghề 43
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 43
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế . 44
2.2.3. Điều kiện văn hoá xã hội . 47
2.3. Thực trạng ngành nghề và làng nghề của huyện đại từ . 48
2.3.1. Phân bố và phát triển ngành nghề, làng nghề 48
2.3.2. Tình hình vốn sản xuất 49
2.3.3. Thị trường đầu vào và đầu ra . 50
2.3.4. Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất, hộ ngành nghề . 52
2.4. Tình hình sản xuất một số nghề trên địa bàn huyện đại từ . 52
2.4.1. Nghề và chế biến chè 52
2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất . 52
2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho chế biến chè . 56
2.4.1.3. Thị trường tiêu thụ chè . 57
2.4.1.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây chè . 58
2.4.1.5. Các loại hình kinh tế tham gia SX, chế biến và tiêu thụ chè 59
2.4.1.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè . 59
2.4.1.7. Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất, chế biến
và tiêu thụ chè huyện Đại Từ 66
2.4.2. Nghề trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu . 68
2.4.2.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra . 68
2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm . 69
2.4.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
nấm trên địa bàn huyện . 72
2.4.2.5. Thuận lợi và khó khăn 78
2.5. Hiện trạng về du lịch . 81
2.5.1. Tiềm năng du lịch của huyện Đại Từ . 81
2.5.2. Hoạt động du lịch tại huyện Đại Từ . 81
2.5.2.1. Hoạt động du lịch . 81
2.5.2.2. Các dịch vụ phục vụ du lịch 82
2.5.3. Những vấn đề còn tồn tại và thách thức 83
Chương III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH
THÁI NGUYÊN . 84
3.1. Những định hướng, quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề,
du lịch 84
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam . 84
3.1.2. Quan điểm phát triển làng nghề, du lịch . 85
3.1.2.1. Quan điểm của nhà nước phát triển làng nghề, du lịch 85
3.1.2.2. Quan điểm của huyện Đại Từ về phát triển làng nghề, du lịch . 86
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu xây dựng làng nghề, du lịch . 86
3.1.3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch của
chính phủ 86
3.1.3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch, du
lịch sinh thái của Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ . 89
3.2. Các giải pháp chủ yếu xây dựng làng nghề khu du lịch sinh thái các xã
vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên . 91
3.2.1. Các giải pháp phát triển làng nghề . 91
3.2.1.1. Giải pháp về đào tạo kỹ thuật 91
3.2.1.2. Giải pháp về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm . 91
3.2.1.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư . 94
3.2.1.4. Giải pháp phát triển đồng bộ và rộng khắp các thành phần
kinh tế 94
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch 96
3.2.2.1. Đầu tư các cơ sở hạ tầng khu du lịch . 96
3.2.2.2. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch 96
3.2.3. Các giải pháp phát triển làng nghề, khu du lịch . 96
3.2.3.1. Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các
làng nghề 96
3.2.4. Các giải pháp ở tầm vĩ mô . 103
3.2.4.1. Về tổ chức quản lý . 103
3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách . 103
3.2.4.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng . 104
3.2.4.4. Giải pháp về môi trường . 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .109
I. Kết luận 109
II. Kiến nghị 110
1. Đối với nhà nước 110
2. Đối với tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ . 110
3. Đối với các hộ sản xuất, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp, công ty 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .112
PHẦN PHỤ LỤC . 11
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16