Mã tài liệu: 217449
Số trang: 98
Định dạng: doc
Dung lượng file: 304 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời nói đầu
Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đó là một quá trình lâu dài và bao quát tổng thể các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu, với sự tham gia của hẩu hết các quốc gia từ các nước công nghiệp phát triển nhất đến các nước đang và kém phát triển. Trên thế giới, các nước lớn, nhỏ đều ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. Thực tiễn phát triển kinh tế trên thế giới đã cho thấy, sự thành công trong phát triển kinh tế của các quốc gia dù ở trình độ nào cũng đều phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó ngoại thương giữ vị trí trọng tâm. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới cho Việt Nam. Tiếp tục, Đại hội VII xác định đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá”, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Đại hội IX khẳng định chủ trương “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Sau hơn mười lăm năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu phát triển khả quan trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Riêng trong lĩnh vực ngoại thương, các hoạt động xuất nhập khẩu đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước.
Thực tiễn ở Việt Nam đã chứng minh rằng, ngoại thương trong hơn một thập kỷ vừa qua đã thực sự trở thành một động lực không thể thiếu để phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động mà những biến động đó không phải lúc nào cũng có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế nước ta. Vậy ngoại thương đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và tác động đó được thể hiện thông qua những khía cạnh kinh tế nào?
Đó chính là vấn đề mà khoá luận tốt nghiệp này muốn tìm hiểu và đề cập đến. Với những lý do trên, tác giả xin chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay”
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, bài luận này sẽ được chia làm các phần chính như sau:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về lý luận.
Chương II: Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Chương III: Phát triển ngoại thương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2020.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16