Mã tài liệu: 277205
Số trang: 75
Định dạng: zip
Dung lượng file: 707 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
--------
1. Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc phòng. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và môi trường, để thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, Đảng và Nhà nước ta cần làm là đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển. Vì vậy vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% sống bằng nghề nông nghiệp, tỉ lệ đói nghèo còn cao nhưng phân bố không đều giữa các vùng, miền; nhưng bất kì nơi nào từ thành phố đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn tồn tại các hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo.
Hải Phòng là một thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng của nước ta, một thành phố nông nghiệp với những điều kiện thuận lợi như cảng, biển, … tuy nhiên do mặt trái của cơ chế thị trường và sự phát triển không đồng bộ nên có sự phân hóa giàu, nghèo rõ rệt đặc biệt giữa thành thị và nông thôn. Vĩnh Bảo là một huyện của thành phố Hải Phòng, tỉ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn còn khá cao chiếm trên 16% tổng số hộ trên toàn huyện. Để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Vĩnh Bảo đang phấn đấu làm tốt công tác kinh tế - xã hội để xây dựng phát triển quê hương.
Xuất phát từ những yêu cầu và tình hình thực tế đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo và trong thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội – Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện, em chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng”. Đây là lĩnh vực đã được nghiên cứu nhiều song em vẫn mong muốn qua chuyên đề này hiểu rõ hơn về thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa Kinh tế Lao động và Dân số, cô giáo Vũ Hoàng Ngân và các cán bộ phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và xã hội huyện Vĩnh Bảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về XĐGN, phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo và XĐGN ở huyện Vĩnh Bảo để từ đó rút ra những mặt đã đạt được, những tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện XĐGN của huyện Vĩnh Bảo trong giai đoạn 2006 – 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình nghèo của các xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Bảo trong thời gian từ năm 1995 – 2004.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, em sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê, so sánh xử lý biểu đồ, bảng biểu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản để xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng
MỤC LỤC
---
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 3
1.1. NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO 3
1.1.1. Quan niệm chung 3
1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO 3
1.2.1. Đặc điểm của người nghèo, hộ nghèo 3
1.2.2. Nguyên nhân của đói nghèo 3
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo 3
1.4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 3
1.4.1. Chương trình 135 3
1.4.2. Chương trình 143 3
1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH 3
1.5.1. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Nam 3
1.5.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh 3
1.5.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long 3
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 3
Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ XĐGN Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá 3
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3
2.2.1. Thực trạng đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng 3
2.2.2. Thực trạng XĐGN ở huyện Vĩnh Bảo 3
2.2.3. Các hoạt động XĐGN của huyện Vĩnh Bảo 3
2.2.3. Tóm tắt một số nguyên nhân chính ảnh hưởng tới đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo huyện Vĩnh Bảo 3
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XĐGN Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3
3.1. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3
3.1.1. Mục tiêu XĐGN của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010 3
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XĐGN CỦA HUYỆN VĨNH BẢO 3
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3
3.2.2. Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng 3
3.2.3. Hỗ trợ tư liệu sản xuất, vốn cho hộ nghèo 3
3.2.4. Mở thêm các trung tâm giáo dục, dạy nghề và giới thiệu việc làm 3
3.2.5. Phải có hệ thống tổ chức và cán bộ chuyên trách làm công tác xoá đói giảm nghèo 3
3.2.6. Triển khai phương pháp có sự tham gia của người dân trong XĐGN hiệu quả hơn 3
3.2.7. Giải pháp về cơ chế chính sách 3
3.2.8. Chương trình XĐGN phải thường xuyên liên tục, lồng ghép với các chương trình kinh tế – xã hội khác 3
KẾT LUẬN 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16