Mã tài liệu: 289400
Số trang: 58
Định dạng: zip
Dung lượng file: 344 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam,sân khấu là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc.Đây được coi là loại hình nghệ thuật thứ 6 của nhân loại.Được hình thành và phát triển rất sớm.Trải qua bao trầm của lịch sử ngày nay nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.
Khi nói tới loại hình nghệ thuật sân khấu Việt Nam thì không thể không nhắc đến nghệ thuật sân khấu chèo. chèo là một bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc và có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời.nghệ thuật sân khấu chèo ở Việt Nam ra đời trong những chiếc nôi chèo đầu tiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ tiêu biểu: Chiếng chèo Nam (Nam Định - Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dương - Hưng Yên).Ngày nay loại hình nghệ thuật sân khấu này phát triển rộng rãi trong cả nước và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân.Sân khấu chèo không chỉ trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn gây tiếng vang tại nước ngoài.Hải Dương cũng là một trong những nơi có nghệ thuật hát Chèo từ lâu đời. Hiện nay nghệ thuật Sân khấu chèo ở Hải Dương thực sự có sức hấp dẫn và để laị nhiều ấn tượng cho người xem.Nhưng việc khai thác nghệ thuật chèo vào phát triển du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác triệt để.Chính vì vậy để góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào phát triển du lịch của quê hương người viết dã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nghệ thuật chèo Hải Dương phục vụ phát triển du lịch”
Việc khai thác nghệ thuạt chèo Hải Dương hiệu quả trong du lịch chính là một cách góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này, đồng thời cũng là một cách giới thiệu với bạn bè gần xa về kiệt tác phi vật thể này của Hải Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung, đóng góp vào ngân sách chung của ngành du lịch cả nước.
2 . MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI.
Chèo là loại hình nghệ thuật có từ xa xưa trong nền văn hoá Việt Nam. Đây cũng là một nét tiêu biểu trong văn hoá ứng xử của dân tộc.Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu chèo cho chúng ta hiểu về một góc của nền văn hoá dân tộc đồng thời từ đó tìm hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay.
3.NHIỆM VỤ
Nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật chèo nói chung và những nét đặc sắc của nghệ thuật chèo ở Hải Dương nói riêng từ đó tìm hướng để gìn giữ,bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống,kết hợp với tài nguyên du lịch để phục vụ cho phát triển du lịch tại Hải Dương.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu nghệ thuật chèo tại nhà hát chèo Hải Dương
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập và xử lí số liệu; phương pháp thực địa; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu:
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thực địa:
Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài .
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghien cứu
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu - kết luận - tài liệu tham khảo - mục lục, đề tài
được chia làm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống.
Chương 2.Tìm hiểu nghệ thuật chèo Hải Dương.
Chương 3. Hiện trạng phát triển. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả nghệ thuật chèo Hải Dương nhằm phát triển du lịch.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 155
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16