Mã tài liệu: 220326
Số trang: 107
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 789 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham
gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi
quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình.
Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hoá. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng
có uy tín trên thị trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất
khẩu của nưóc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá
giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu
vào thị trường của nước họ. Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đàm
phán xin gia nhập WTO đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách
thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng
nước ngoài chắc chắn sẽ ngày càng tăng trên thị trường nước ta, có thể gây ra
những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước do hàng rào bảo
hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế
suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống.
Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp
dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm
mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đạt được
điều này, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước
khi được kết nạp là thành viên của WTO nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất
nội địa và bảo vệ thị trường hàng hoá trong nước chống lại việc bán phá giá
hoặc chống lại các trợ cấp mang tính chất kỳ thị đối với hàng hoá xuất khẩu
của Việt nam.
Do mức độ rộng lớn của vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của
nhiều ngành, nhiều cấp nên khoá luận tốt nghiệp này chỉ đề cập tới một số nét
khái quát về lý luận của việc bán phá giá, thuế chống bán phá giá và thực
trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước đại diện cho những khu
vực kinh tế điển hình, cũng như thực trạng và giải pháp của Việt nam trước
việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và
việc hàng xuất khẩu của Việt nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá qua vụ
việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ(CFA) kiện các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường
Mỹ.
Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo - Tiến sĩ Vũ
Sỹ Tuấn - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Ngoại thương đã tận tình giúp đỡ và chỉ
bảo để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG III VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NA
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 2165
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 17