Mã tài liệu: 220989
Số trang: 233
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,000 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử hình thành, tổ chức và phát triển của các nhà nước trên thế giới đã khẳng định rằng: Tài sản công là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Việt nam đang từng bước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, tài sản công là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho kinh tế nhà nước giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hoá những mục tiêu đặt ra. Dù không tham gia trực tiếp vào sản xuất nhưng tài sản công có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Ở các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng quản lý nói chung của nhà nước.
Thực tế thời gian qua, quản lý tài sản công luôn là vấn đề thời sự của Chính phủ, Quốc hội. Việc thiếu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công và hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước đang là vấn đề được Chính phủ và các cơ quan hữu trách quan tâm. Tình trạng các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các đơn vị thuộc khu vực công sử dụng vượt tiêu chuẩn định mức gây lãng phí, cho thuê, mượn tài sản công không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả lượng tài sản này. Trong tổng thể tài sản công nói chung, trụ sở làm việc - bao gồm nhà làm việc, bộ phận phụ trợ và khuôn viên đất - là tài sản công có giá trị nhất và chiếm trên 70% tổng giá trị tài sản công. Công tác quản lý trụ sở làm việc hiện nay không thực sự hiệu quả, thiếu một cơ sở khoa học cả về lý thuyết và thực tế trong quản lý, sử dụng khối tài sản có giá trị lớn nhất này. Nhiều đơn vị cơ quan nhà nước rất khó khăn trong tìm kiếm, sắp xếp công sở làm việc, nhưng cũng không ít cơ quan nhà nước khác cho thuê trụ sở làm việc và quyền sử dụng đất được giao quản lý. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vướng mắc trong quản lý tài sản công. Ngoài ra, công tác thống kê theo dõi, sử dụng, sắp xếp chưa được làm tốt và thường xuyên, trong khi Ngân sách nhà nước có hạn đã đặt ra yêu cầu lựa chọn tối ưu cho sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước.
So sánh vấn đề quản lý tài sản công của nước ta với các nước trên thế giới, ta thấy các nước như Canada, Cộng hoà Pháp, Newzealand có cả một quy trình quản lý khoa học với các căn cứ có tính ràng buộc chéo như: Quy mô ngân sách được cấp, nhu cầu thực tế của cấp quản lý (ví dụ: số lượng dân số, quy mô kinh tế địa phương, khối lượng dịch vụ hành chính công ) kết hợp với quy hoạch phát triển, tình hình thị trường bất động sản và việc hợp tác giữa nhà nước với tư nhân (3P) hoặc cạnh tranh giữa khu vực công và tư trong xây dựng, cho thuê để đạt được hiệu quả tối ưu cho việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc hay quyền sử dụng đất công. Đây cũng chính là kinh nghiệm, quy trình cho phép chúng ta tham khảo có chọn lọc để áp dụng đối với Việt Nam mà theo chiến lược cải cách hành chính quốc gia giai đoạn 2000-2010 thì đổi mới phương pháp quản lý tài sản công, trong đó có nội dung quản lý trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước là một trong những trụ cột của chiến lược này. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công nói chung và trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được triển khai từ năm 2009. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 7
1.1./ Cơ quan hành chính nhà nước trong nền kinh tế quốc dân . 7
1.2./ Tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước. 19
1.3./ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước. . 25
1.4./ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 42
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRỤ SỞ LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM . 61
2.1./ Tổ chức mô hình quản lý tài sản công của Việt nam. . 61
2.2./ Thực trạng quản lý trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam . 70
2.3./ Đánh giá chung về công tác quản lý trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước. 128
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TRỤ SỞ LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 140
3.1./ Mục tiêu, yêu cầu đổi mới quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước . 140
3.2./ Giải pháp hoàn thiện quản lý trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước . 143
KẾT LUẬN 198
TÀI LIỆU THAM KHẢO .200
PHỤ LỤC .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 17