Mã tài liệu: 284964
Số trang: 42
Định dạng: zip
Dung lượng file: 356 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
II. Phân tích ngành Thủy sản và xuất nhập khẩu Thủy sản:
1. Triển vọng phát triển của ngành:
- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành Thủy Sản: các sp thủy sản thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để hang thủy sản VN có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường TG. Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư phát triển Thủy sản tại VN. Doanh nghiệp các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất, nhập khẩu thủy sản của VN.
- Theo dự báo phát triển xuất khẩu thủy sản của FAO, sự tăng trưởng dân số cùng với sự xuất hiện những căn bệnh ở gia cầm, gia súc và xu hướng chuyển sang ăn thủy sản tăng, mức tiêu thụ thủy sản sẽ tăng từ 17-19 kg/người/năm, nhu cầu thực phẩm thủy sản TG ở mức 121 triệu tấn vào năm 2010 tăng 22% so với năn 2001. Nhờ những đặc tính như chất lượng nguyên liệu tốt, sản phẩm chế biến phong phú, hàng thủy sản nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường TG, đưa VN khá ổn định ở vị trí 10 nước xuất khẩu Thủy sản hang đầu TG. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đát nước ta trong thời gian tới sẽ mang lại cho thủy sản những ưu đãi hơn về thuế quan. Theo chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của Bộ Thủy sản, ngành thủy sản phấn đấu đến 2010 đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tỷ USD, phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh sánh ngang với các nước đang phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là 1 trong những ngành hang xuất khẩu chủ lực của cả nước.
- Với nhu cầu thực phẩm thủy sản TG tăng cao như dự báo, định hướng phát triển của AQUATEX BENTRE trong các năm tới hoàn toàn phù hợp với triển vọng phát triển chung của ngành thủy sản VN.
2. Tiềm năng phát triển năm 2010:
Nguồn cung thủy sản vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Trong khi nhu cầu cả ở Việt Nam và thế giới dự đoán trong năm 2010 sẽ được cải thiện và tăng lên đáng kể do nền kinh tế đã qua khủng hoảng và đang phục hồi.Vì vậy, giá thủy sản dự báo có thể tăng lên trong năm 2010 do đây là nguồn thức ăn bổ dưỡng, thay thế cho cho các nguồn thực phẩm khác đang rộ lên nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Ngành thủy sản Việt Nam vẫn trong giai đoạn 2006-2010, đề ra mục tiêu gia tăng sản lượng trung bình là 3,8%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 10,63% và theo kế hoạch sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD trong năm 2010.
Trong thời điểm hiện tại, các điểm thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của ngành có thể đưa ra như sau:
a, Thuận lợi
Về thương hiệu: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả.
Trong đó phải kể đến thương hiệu cá da trơn của Việt Nam là khá mạnh, hiện chiếm khoản 75% thị phần xuất khẩu cá da trơn trên toàn thế giới. Sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên khoảng 69 quốc gia trên thế giới.
Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như thuế (các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu cho chăn nuôi thủy hải sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt trong ngạch cá da trơn đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Ngoài các kênh cung cấp chính như Nhật Bản, Mỹ, EU, Việt Nam đang tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và dần dần mở rộng được thị phần tại các nước mới như Hàn Quốc, Nga….
Đa dạng thị trường cũng là cách giúp Việt Nam giảm được rủi ro của các chính sách từ các thị trường xuất khẩu chính nhằm hạn chế xâm nhập thị trường.
Đối với từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể, trong năm 2010, tôm, mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam có thể được áp dụng mức thuế 0% vào thị trường Nhật Bản. Qua đó, sản lượng nhập khẩu vào thị trường chính của mặt hàng này sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới.
Cũng như việc mở rộng thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài các sản phẩm chính như tôm, cá tra, cá basa, các mặt hàng mới như mực, bạch tuộc, ngao gần đây cũng đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.
Các doanh nghiệp xuất khẩu còn được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ, như USD, Yên Nhật, Euro.
Trong năm 2009, đồng Việt Nam có xu hướng yếu đi so với các đồng ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi quy đổi doanh thu sang Việt Nam đồng. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu đầu vào (thủy hải sản nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ các hộ dân ở trong nước, không ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
IX, Kết luận chung.
1. Nhận xét chung về tình hình tài chính của DN.
Công ty XNK thủy sản Bến Tre có cơ cấu vốn CSH khá chắc chắn do nguồn vốn góp của các chủ đầu tư khá lớn. Do vậy DN sẽ chủ động hơn và ít bị ảnh hưởng bởi sức ép trả nợ và lãi vay do sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài. Cơ cấu vốn của DN khá mạnh.,và an toàn
Lĩnh vực kinh doanh chính của DN là XNK thủy sản trì trệ,mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng nhưng lợi nhuận không có.Tuy nhiên nếu đứng trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2009, thương mại toàn cầu suy yếu và sự giải tỏa bớt lượng dự trữ của các nhà kinh doanh. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính tiếp tục tác động đến thị trường tiêu thụ thủy sản, khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nghành thủy sản thời kì này. .
Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào ĐTTC và đây là nguồn đem lại lợi nhuận chính cho DN trong thời kì này. Đây chủ yếu là ĐTTC ngắn hạn.
Việc quản lý nợ của DN rất kém, nhất là đối với các khoản phải thu khách hàng. DN chưa có chính sách cụ thể để dự phòng rủi ro cho các khoản phải thu này.
TSCĐ của DN biến động không nhiều,và tỉ trọng TSCĐ thấp hơn so với các doanh nghiệp khác . Cơ sở vật chất của Dn không tốt và chưa được đầu tư phù hợp. Tuy Dn có chính sách mua mới máy móc thiết bị nhưng việc đầu tư vào lĩnh vực này không nhiều. Máy móc cũ lạc hậu vẫn còn nhiều.
Công tác quản lý nợ của DN khá tốt. Nợ dài hạn trong cả hai năm đêì bằng 0. Nợ ngắn hạn tăng không nhiều. Tuy nhiên khả năng chủ động trong đầu tư của DN không cao. Vốn bị tồn đọng trong các khoản phải thu lớn.
2. Đề xuất cải tiến
DN cần có chính sách trong việc quản lý các khoản phải thu tốt hơn
Cần tập trung hơn nữa trong việc cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh chính của mình thay bằng việc chỉ tập trung vào ĐTTC
Đổi mới máy móc thiết bị, nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm
Có chiến lược phát triển mới đáp ứng thay đổi phù hợp với thời kì hội nhập
Tìm kiếm mở rộng thị phần ở những thị trường mới...
Cải thiện chất lượng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế, muốn vậy cần quản lý thật kĩ nguồn nguyên liệu đầu vào..
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1473
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 847
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1382
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 20