Mã tài liệu: 220938
Số trang: 203
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,624 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam, 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên v.v Nền kinh tế tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đầu tư và xuất khẩu hàng năm tăng đều đặn và có chiều hướng tích cực.
Thời kỳ đầu đổi mới, những thay đổi về chính sách vĩ mô và môi trường kinh tế trong nước đã khơi dậy nguồn lực và đóng góp cho tăng trưởng, phát triển. Những thuận lợi trước đây không còn nhiều và những khó khăn, thách thức đang xuất hiện. Đến nay, các nguồn lực vốn, tài nguyên, công nghệ đang dần được sử dụng hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong một nền kinh tế mở. Muốn tăng hiệu quả và phát triển bền vững, nền kinh tế phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực và cụ thể là lực lượng lao động có kỹ năng.
Vận động của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay làm cho lực lượng lao động bị xáo trộn để thích nghi với những yêu cầu mới. Những thay đổi nhanh chóng này làm thay đổi hình thức, nội dung và ngay cả tên gọi của việc làm. Việc làm của lao động qua đào tạo nghề (LĐĐTN) là một bộ phận trong tổng việc làm của nền kinh tế nó góp phần vào nhóm lao động có CMKT và là nguồn nhân lực cơ bản để hiện thực hóa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự thay đổi trên thị trường lao động cùng với việc đổi mới các hoạt động đào tạo đang làm cho sự phù hợp của đào tạo và việc làm trở thành vấn đề gây tranh cãi. Đào tạo để làm việc, nếu đào tạo không có việc làm thì là đầu tư lãng phí, ngược lại việc làm mà không được đào tạo, không "học suốt đời" để nâng cao thì việc làm sẽ kém đóng góp và năng suất lao động không cao. Đào tạo và việc làm tương đồng với ý nghĩa của đầu tư cho giáo dục, đào tạo và sử dụng là hai mặt của quá trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao vốn nhân lực của nền kinh tế.
Thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề hiện nay đang là tâm điểm của nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế. Việc sử dụng lao động kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề hiện nay cũng còn nhiều bất cập, chưa thể hiện vai trò là 'cầu kéo' , 'sức hút', đầu ra 'hấp dẫn' cho đào tạo.
Vấn đề việc làm của lao động qua đạo nghề không chỉ đơn thuần là việc làm hay đào tạo hoặc sử dụng, mà cả ba yếu tố này đều góp phần tạo nên.
Vấn đề đặt ra là phải tạo ra và giải quyết việc làm, vừa phải phát triển đội ngũ lao động cũng như có những chính sách sử dụng và tạo môi trường cho phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Vừa giải quyết việc làm cho đối tượng này trong sự cân đối dài hạn vừa phải đổi mới sử dụng sao cho hiệu quả đồng thời vừa thúc đẩy phát triển đào tạo đáp ứng đủ, phù hợp nhu cầu là một câu hỏi lớn đặt ra cho cả vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt nam.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển việc làm cho lao động qua đào tạo nghề. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn trên, đặt ra sự cần thiết để lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam".
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ .7
1.1. Một số khái niệm về Việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề 7
1.2. Kết cấu việc làm và cung cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề 14
1.3. Vai trò và đặc điểm của lao động qua đào tạo nghề .25
1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm của lao động qua đào tạo nghề .30
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề 37
1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc làm của LĐĐTN .51
Tóm tắt chương 1 56
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 57
2.1. Phát triển kinh tế và vấn đề việc làm .57
2.2. Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề 64
2.3. Các chính sách giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề 109
2.4. Chính sách và hoạt động dạy nghề . 121
Tóm tắt chương 2 . 125
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM 126
3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển việc làm . 126
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của LĐĐTN 137
Tóm tắt chương 3 . 176
Kết luận 178
Danh mục một số công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lụ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 12
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16