Mã tài liệu: 261165
Số trang: 76
Định dạng: zip
Dung lượng file: 244 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Theo thống kê của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1997, trên thế giới có khoảng 73 triệu trẻ em lao động làm thuê. Trong đó một nửa số lao động này tập trung tại các nước châu Á. Tham gia hoạt động làm thuê rất dễ dẫn đến việc sức lao động của trẻ em bị lạm dụng. Vì vậy, vấn đề lao động trẻ em cần được quan tâm hơn nữa nhằm tránh những tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tháng 5 - 2002, tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về trẻ em đã đưa ra một cam kết: “ Xoá nghèo, đầu tư vào trẻ em: chúng ta khẳng định quyết tâm phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói trong một thế hệ cùng liên kết khẳng định rằng đầu tư vào trẻ em và thực hiện quyền trẻ em là những cách hữu hiệu nhất để xoá nghèo” (Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: tr.34). Từ tuyên bố này chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của việc quan tâm tới sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tương lai của trẻ em cũng chính là tương lai của đất nước. Đó là lý do vì sao vấn đề lao động trẻ em hiện nay đang là vấn đề được bàn luận trong nhiều diễn đàn quốc gia, khu vực, và quốc tế.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có hai phần ba dân số sống ở nông thôn trong điều kiện khoa học kỹ thuật kém phát triển nên mọi hoạt động nông nghiệp thường phải sử dụng bằng sức người; luôn đòi hỏi nguồn lao động cao. Vì vậy, trẻ em cũng là một nguồn lao động chính trong gia đình, “80% - 90% trẻ em vị thành niên nông thôn đã từng tham gia lao động sản xuất”(1).
Với những đặc thù kinh tế - xã hội của Việt Nam, trẻ em đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn lao động của gia đình dưới sự giám sát của cha mẹ. Nhưng trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, việc đấu tranh chống lại sự khắc nghiệt của nghèo đói càng làm tăng thêm nguồn lao động trẻ em. Với diện tích đất nông nghiệp có hạn trong khi dân số và mức chi cho các nhu cầu tối thiểu của người dân ngày càng lớn khiến người nông dân không thể chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu điều tra năm 2002, Việt Nam có khoảng 28,9% số hộ nghèo và 35,6% số hộ nghèo tại khu vực nông thôn(2) . Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề dịch vụ kéo theo nhu cầu về lao động ngày càng gia tăng. Nhưng thực tế, đối với một số ngành nghề thì nguồn lao động trẻ em lại thu hút các chủ thuê lao động bởi một số lý do như tiền công thấp, dễ quản lý…
Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt lại càng làm tăng thêm số lượng lao động trẻ em tại các thành phố lớn. Theo số liệu điều tra năm 2002, tỷ lệ giàu nhất/ nghèo nhất là 6,03% (so với năm 1993 là 4,97%, năm 1998 là 5,49%) cho thấy sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt (3). Sự phân hoá này hoàn toàn phù hợp với quá trình phân hoá thành thị - nông thôn hiện nay ở Việt Nam, do vẫn có gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Điều kiện kinh tế khó khăn, cộng thêm tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thiếu việc là do diện tích đất nông nghiệp không tăng trưởng theo dân số nên dẫn đến tình trạng một số trẻ em nông thôn phải nghỉ học để lao động kiếm tiền và bị thu hút bởi nhu cầu lao động tại các thành phố lớn(4).
Trong khoá luận tốt nghiệp này, tôi sẽ tập trung tìm hiểu tác động của việc tham gia lao động giúp việc tới những trải nghiệm cá nhân và các mối quan hệ xã hội của trẻ tại quê nhà. Đối tượng mà nghiên cứu này hướng tới là những em gái đã từng giúp việc gia đình tại Hà Nội vào dịp Tết. Cụ thể là những em có độ tuổi dưới 16 tuổi đang còn đi học tại thời điểm diễn ra hoạt động giúp việc.
Tôi áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp, tập trung vào một số em gái đã từng tham gia lao động giúp việc thời vụ trong dịp Tết từ năm 2003- 2005. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình, bạn bè (bạn học ở trường, bạn chơi ngoài trường), hàng xóm và cả gia đình người chủ thuê lao động cũng là những đối tượng cung cấp thông tin chính.
Địa điểm nghiên cứu tại hai làng (làng Hạ và làng Vân)(5) thuộc xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá dựa trên hai lý do chính. Thứ nhất là từ mối quan hệ cá nhân người nghiên cứu với một số người dân tại đây. Thứ hai là có sự quen biết với một người đang sinh sống ở xã Quảng Châu và hiện làm môi giới lao động cho một trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội. Những đối tượng nghiên cứu trong khoá luận này đã tham gia lao động giúp việc thông qua sự giới thiệu của người này.
Khoá luận được kết cấu với 04 chương chính sau:
Chương 1: “Tổng quan tình hình nghiên cứu lao động trẻ em ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu” đưa ra một cái nhìn tổng quan về vấn đề lao động trẻ em ở nước ta, lao động trẻ em giúp việc gia đình và cụ thể tình hình lao động trẻ em giúp việc của Quảng Châu.
Chương 2: “ Nghiên cứu lao động trẻ em - Từ góc độ phương pháp” tập trung làm rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận này.
Chương3: “Tác động của lao động trẻ em - Cảm nhận của TRẺ” tìm hiểu những ảnh hưởng của việc tham gia lao động giúp việc tới những trải nghiệm cá nhân được thể hiện qua những quan niệm về cuộc sống của trẻ.
Chương 4: “Lao động trẻ em - qua lăng kính gia đình - xã hội” cho thấy quan niệm, thái độ của người dân địa phương về vấn đề lao động trẻ em giúp việc gia đình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 722
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16