Mã tài liệu: 131586
Số trang: 117
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc chạy đua thực sự, cuộc chạy đua đem lại những lợi thế trong kinh doanh. Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, chất lượng sản phẩm đang trở thành một yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Có thể khẳng định, chất lượng đang là vấn đề mang tầm quan trọng vĩ mô nhưng để nâng cao chất lượng đạt mức tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý trong hệ thống hoạt động của mình. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm ngày càng cao, sản phẩm không chỉ đẹp, rẻ mà phải đạt chất lượng cao. Đây chính là chiến lược hàng đầu để các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong quá trình tìm kiếm, phát huy những phương án khả thi nhất cho việc sản xuất và cung ứng những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và vượt kỳ vọng của khách hàng với giá thành hợp lý nhất. Do đó, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu khách quan thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua và trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hóa về kinh tế, hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao. Đảng và nhà nước đã có nhiều các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển ngành may mặc, điều này đã tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp may mặc với đủ mọi thành phần kinh tế và qui mô khác nhau ở nước ta. Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường sản xuất, tiêu thụ của mình. Việc này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành may mặc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đã có không ít doanh nghiệp nhà nước tự khẳng định mình. Công ty cổ phần may Lê Trực là một trong số ít các doanh nghiệp cổ phần hoạt động có hiệu quả mặc dù mới thành lập chưa lâu song hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và đang trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong cả nước. Sản phẩm của công ty đã và đang được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là hàng xuất khẩu của công ty sang các nước trên thế giới đã mang lại doanh thu không nhỏ cho công ty
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp
Chương II: Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty may Lê Trực
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may Lê Trực
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 124
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16