Mã tài liệu: 295679
Số trang: 111
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,127 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Tóm tắt luận văn
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: ĐẤU THẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 3
1.1. Các khái niệm chung liên quan đến đấu thầu. 3
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu. 3
1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu 3
1.1.3. Vai trò của đấu thầu. 3
1.2. Nội dung cơ bản của đấu thầu. 3
1.2.1. Các nguyên tắc đấu thầu: 3
1.2.2. Phân loại đấu thầu. 3
1.2.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực đấu thầu. 3
1.2.2.2. Căn cứ vào hình thức đấu thầu. 3
1.2.3. Phương thức đấu thầu 3
1.2.3.1. Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì) 3
1.2.3.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì) 3
1.2.3.3. Đấu thầu hai giai đoạn 3
1.3. Trình tự thực hiện đấu thầu. 3
1.3.1. Chuẩn bị đấu thầu. 3
1.3.1.1. Lập kế hoạch đấu thầu: 3
1.3.1.2. Tổ chuyên gia xét thầu 3
1.3.1.3. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu 3
1.3.1.4. Xác định tiêu chuẩn đánh giá 3
1.3.2. Mời thầu 3
1.3.2.1. Thông báo quảng cáo mời thầu: 3
1.3.2.2. Phát hành hồ sơ mời thầu: 3
1.3.3. Nộp và nhận hồ sơ dự thầu 3
1.3.4. Mở thầu. 3
1.3.5. Đánh giá Hồ sơ dự thầu 3
1.3.5.1. Đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn tư vấn 3
1.3.5.2. Đánh giá hồ sơ dự thầu về mua sắm hàng hoá và xây lắp 3
1.3.6. Trình duyệt kết quả trúng thầu 3
1.3.7. Thương thảo ký hợp đồng 3
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. 3
1.4.1. Môi trường pháp lý về đấu thầu. 3
1.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến thực hiện của chủ đầu tư. 3
1.4.3. Nhóm nhân tố của nhà thầu đấu thầu ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. 3
1.5. Đấu thầu theo quy định của Ngân hàng thế giới và kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động đấu thầu. 3
1.5.1. Các yêu cầu và qui định của Ngân hàng Thế giới (WB) 3
1.5.1.1. Những nguyên tắc về đấu thầu mua sắm của Ngân hàng thế giới 3
1.5.1.2. Tính hợp lệ 3
1.5.1.3. Những phương pháp đấu thầu mua sắm. 3
1.5.1.4. Đấu thầu mua sắm hàng hoá hoặc công việc (xây lắp ) 3
1.5.1.5. Đấu thầu tư vấn 3
1.5.1.6. Thẩm định và phê duyệt từ phía Ngân hàng thế giới 3
1.5.2. Kinh nghiệm đấu thầu của Trung Quốc 3
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN I 3
2.1. Tổng quan về dự án nâng cấp đô thị Việt Nam và dự án nâng cấp đô thị Nam Định. 3
2.1.1. Tổng quan về dự án nâng cấp đô thị Việt Nam. 3
2.1.2. Dự án nâng cấp đô thị Nam Định. 3
2.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I năm 2004-2007 3
2.2.1.Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu xây lắp thuộc các hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 3
2.2.1.1. Khái quát công tác đấu thầu các gói xây lắp Giai đoạn I. 3
2.2.1.2. Quá trình đấu thầu gói thầu CP4 3
2.2.1.3. Nhận xét quá rình thực hiện đấu thầu gói thầu xây lắp hạng mục I. 3
2.2.2. Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu tư vấn thuộc các hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 3
2.2.2.1.Khái quát về các gói thầu tư vấn Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 3
2.2.2.2. Quá trình đấu thầu gói thầu CP7-2: 3
2.2.2.3. Nhận xét quá trình đấu thầu các gói thầu tư vấn giai đoạn I 3
2.2.3. Thực trạng hoạt động đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hoá thiết bị Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 3
2.2.3.1. Khái quát gói thầu mua sắm hàng hoá giai đoạn I dự án: 3
2.2.3.2. Qúa trình đấu thầu gói thầu CP8 3
2.2.3.3. Nhận xét chung về hoạt động đấu thầu các gói thầu mua sắm hàng hoá 3
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đấu thầu dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I. 3
2.3.1. Những kết quả đạt được. 3
2.3.2. Những tồn tại trong việc thực hiện công tác đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam Định 3
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 3
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008-2012. 3
3.1. Nội dung, kế hoạch thực hiện Dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn II năm 2008-2012. 3
3.2. Hoàn thiện một số điều kiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế. 3
3.2.1. Hoàn thiện một số nội dung và sửa đổi, bổ sung Nghị định 111/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu. 3
3.2.2. Hoàn thiện đấu thầu tuyển chọn tư vấn cần bổ sung thêm nội dung tuyển chọn tư vấn cá nhân: 3
3.2.3. Cần có sự điều chỉnh theo hướng chú ý hơn đến chất lượng kỹ thuật, không phải là cạnh tranh bằng giá trong đấu thầu tư vấn 3
3.2.4. Hoàn thiện cách đánh giá năng lực của nhà thầu cho phù hợp hơn. 3
3.2.5. Về xác định giá trị gói thầu và giá trúng thầu của Nhà thầu: 3
3.2.6. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, tổ chuyên gia xét thầu, chuyên nghiệp hoá hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư. 3
3.2.6.1. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước: 3
3.2.6.2. Nâng cao năng lực của chuyên gia xét thầu: 3
3.2.6.3. Ban quản lý dự án phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu thầu 3
3.3. Tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu. 3
3.3.1. Quản lý đấu thầu: 3
3.3.2. Quản lý hợp đồng sau đấu thầu 3
3.4. Nâng cao chất lượng đấu thầu của các nhà thầu 3
3.4.1. Nhà thầu thắng thầu phải đảm bảo tính khả thi thực hiện hợp đồng: 3
3.4.2. Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của lựa chọn nhà thầu đối với chủ đầu tư 3
3.4.3. Các nhà thầu cạnh tranh công bằng, bình đẳng 3
KẾT LUẬN 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thông qua công cuộc ‘‘Đổi mới’’ và chính sách mở cửa hợp tác và giao lưu kinh tế với các nước, chúng ta đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong tổng vốn đầu tư phát triển, vốn ODA đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22 % [ 35 ] trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển xã hội, xoá đói-giảm nghèo. Hàng loạt các dự án, công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư từ nguồn vốn này như các đường giao thông, nâng cấp đô thị, mạng lưới điện, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện đã và đang được đưa vào sử dụng phát huy tác dụng tích cực. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trên là điều rất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một tất yếu.
Đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Nó là hoạt động rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường, và là hoạt động tương đối mới ở Việt Nam, xuất hiện cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hơn 10 năm qua, nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước khác trên thế giới. Luật đấu thầu đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2007 và Chính phủ đã có Nghị định 111/NG-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu. Qua thời gian thực hiện đấu thầu đã đi vào nề nếp, bảo đảm được sự cạnh tranh, công bằng và hiệu quả kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng cũng như hàng hoá mua sắm ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, qua đấu thầu công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng công tác đấu thầu còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, vướng mắc, hiệu quả vốn đầu tư mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này có nhiều lý do thuộc về Luật đấu thầu của Việt Nam chưa được hoàn thiện, có lý do thực hiện của chủ đầu tư và của nhà thầu chưa đúng, đồng thời các yêu cầu và qui định của nhà tài trợ khác biệt so với Luật của Chính phủ Việt Nam. Tình hình trên đòi hỏi cần nghiên cứu một cách khoa học thực trạng và phân tích rõ nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu qủa của công tác đấu thầu phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không bị hạn chế bởi thông lệ quốc tế và hơn nữa phù hợp với đặc điểm riêng của các dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ở nước ta.
Qua thời gian nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiện công tác thực tế của bản thân, tác giả đã quyết định chọn vấn đề nghiên cứu là: ‘‘Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ.’’ Làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu tổng quát là: Phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam Định nhằm chỉ ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện, phân tích nguyên nhân của những tồn tại; nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng thế giới và đặc biệt là Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm :
- Đấu thầu và một số vấn đề lý luận trong hoạt động.
- Đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định trong giai đoạn II năm 2008-2012.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
Đối tượng nghiên cứu: Đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu xây lắp để thực hiện dự án... Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đấu thầu ở ba lĩnh vực quan trọng: đấu thầu xây lắp, đấu thầu tuyển chọn tư vấn và mua sắm hàng hoá tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định thuộc nguồn vốn tín dụng IDA do Ngân hàng thế giới tài trợ.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định trong giai đoạn I (2004-2007), bao gồm:
- Các gói thầu xây lắp nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 các khu dân cư thu nhập
thấp và các gói thầu nâng cấp cơ sở hạ tầng chính cấp 1; 2 có liên quan.
- Các gói thầu tư vấn và thiết kế cho giai đoạn II ( 2008-2012 ) dự án.
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá trang thiết bị dự án.
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đấu thầu như là một quá trình từ khi chuẩn bị lập kế hoạch đấu thầu, mở thầu cho đến khi công bố kết quả trúng thầu, thương thảo với nhà thầu để ký kết hợp đồng chính thức thực hiện gói thầu, và các tình huống xử lý trong đấu thầu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiếp cận vấn đề, luận văn sử dụng kết hợp phương pháp phân tích hệ thống để nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan chất lượng hoạt động đấu thầu, đồng thời với phương pháp phân tích tổng hợp nhằm chỉ ra những bất cập giữa thực tế đấu thầu và những qui định pháp qui có liên quan, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn chỉnh Luật đấu thầu, phát huy hết các mặt mạnh, hạn chế các mặt tiêu cực trong quá trình lựa chọn tư vấn và nhà thầu xây lắp tại dự án nâng cấp đô thị Việt Nam.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn:
Về mặt khoa học, Luận văn hệ thống lý luận về đấu thầu và làm rõ về quá trình đấu thầu.
Đánh giá thực trạng về hoạt động đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam định, phân tích đưa ra một số nguyên nhân tồn tại trong hoạt động đấu thầu.
Kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu thầu trong thời gian tới.
6. Kết cấu luận văn:
CHƯƠNG I: ĐẤU THẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THị NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN I
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008-2012.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16