Mã tài liệu: 230617
Số trang: 80
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,397 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với xu thế phát triển hiện nay, trình độ và mức sống của con người ngày càng cao.
Theo đó, con người luôn đòi hỏi sự tiện lợi và sự thỏa mãn cao nhất trong cách thức mua
sắm của mình. Theo đó, Selling Online ngày nay đã thật sự dần trở thành một hình thức
mua sắm hiện đại đang được ưa chuộng. selling Online là một kênh mua sắm với đối với
người tiêu dùng và là một kênh phân phối hàng mới đối vói doanh nghiệp. Thực tế đã
chứng minh kênh này đã mang lại rất nhiều lợi ích đối người tiêu dung và doanh nghiệp.
trong tương lai, lợi ích và các cơ hội từ Selling online là rất nhiều và tiềm năng. Do vậy,
việc tìm hiểu về Selling Online là rất cần cần thiết trong xu thế hiện nay.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của Selling Online tại TP.Hồ Chí Minh và
Việt Nam, sau đó xác định định hướng phát triển và các giải pháp, kiến nghị để phát triển
Selling Online theo hướng đã định đó. Bên cạnh những vấn đề cơ bản về Selling Online là
những vấn đề thực tiễn về kênh mua sắm này. Nhóm tác giả đã đưa ra được mô hình
Selling Online sẽ được phát triển trong tương lai, song song đó là các giải pháp để đưa mô
hình trên đi vào thực tiễn, mô hình và các giải pháp này có thể áp dụng cho Selling Online
ở TP. Hồ Chí Minh và cả Việt Nam.
Thực tế cho thấy Selling Online là một kênh mua sắm rất mới hiện nay. Trong một
số nghiên cứu về thương mại điện tử có lien quan tới Selling Online trước đây, thì việc tìm
hiểu về Selling Online được gói gọn vào hình thức thương mại điện tử, và các giải pháp
đưa ra chưa thực sự thiết thực. các vấn đề tìm hiểu còn dàn trải và chưa đi sâu vào vấn đề.
Vì vậy, mô hình và giải pháp đưa ra trong nghiên cứu này có một ý nghĩa rất thực tiễn.
Đề tài nhằm xác định định hướng phát triển, xây dựng mô hình Selling Online và
các giải pháp đi kèm để phát triển kênh mua sắm này. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề
về luật, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp Selling Online tiêu biểu. Để
đạt được mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính
và định lượng. Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề và số liệu đã có trong quá khứ về đánh
giá thực trạng, khó khăn, thuận lợi của Selling Online TP.Hồ Chí Minh và Việt Nam nói
chung. Kết hợp với điều tra định lượng bằng cách tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến
người tiêu dung không qua bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn một số chuyên gia trong
lĩnh vực nghiên cứu thị trường trước khi hoàn thiện các thông tin cần lấy từ người tiêu
dùng.
Đề tài được chia làm 3 chương, với nội dung từng chương như sau: Chương 1: Cơ
sở lý luận về bán hàng, Selling Online. Mô hình Selling Online hiện nay, chương này
tìm hiểu các vấn đề lý luận về bán hàng và Selling Online. Thông qua đó xác định các
hình thức bán hàng và Selling Online hiện tại được sử dụng. Ngoài ra, việc nghiên cứu
các công cụ hỗ trợ cho hoạt động Selling Online và các yếu tố tác động đến hoạt động
Selling Online như: Môi trường kinh tế, văn hóa, pháp luật .cũng sẽ được đề cập trong
phần này. Ngoài ra chúng tôi còn xem xét mô hình Selling Online của Mỹ để bổ sung
hoàn thiện cho hoạt động này ở Việt Nam; Chương 2: Thực trạng hoạt động Selling
Online tại Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh, chương này đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt
động Selling Online tại TP. Hồ Chí Minh. Trong đó sẽ tập trung vào các vấn đề sau: Quá
trình phát triển, hoạt động,quản lý, xu hướng, thuận lợi và khó khăn, phân tích Selling
online dựa trên mô hình kim cương của Micheal Porter, phân tích các ý kiến của người
tiêu dùng mua sắm online tại TP.Hồ Chí Minh; Chương 3: Định hướng phát triển và
giải pháp cho hoạt động Selling Online tại TP. Hồ Chí Minh, chương này dựa trên
việc xem xét các mô hình Selling Online và kinh nghiệm đã thành công, đề xuất mô hình
Selling Online cho các doanh nghiệp, đồng thời xác định được hướng phát triển và các
giải pháp cho hoạt động Selling Online tại TP. Hồ Chí Minh.
Không dừng lại ở phạm vi TP.Hồ Chí Minh, đề tài đã mở rộng nghiên cứu cho cả
nước. Vì xét lại, các vùng lãnh thổ Việt Nam hiện nay đều tương đối đáp ứng được các
điều kiện cơ bản cho Selling Online phát triển. Các giải pháp và mô hình kèm theo hoàn
toàn có thể áp dụng cho Việt Nam. Hướng nghiên cứu mới của đề tài này có thể đi sâu vào
nghiên cứu từng vấn đề riêng biệt như tâm lý hành vi của người tiêu dùng Việt Nam khi
mua hàng online hay các phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
khi sử dụng kênh Selling Online.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa, tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, Internet như đã đem một luồn công nghệ mới
vào Việt Nam, hàng loạt các dịch vụ thực hiện thông qua internet từ đó cũng bắt đầu
phát triển. Selling Online cũng ra đời và là kênh kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.
Ngoài cửa hàng thực có trụ sở thì các doanh nghiệp còn có thể thiết lập thêm cửa hàng
ảo trên internet. Nhưng do một số khó khăn trở ngại về quản lý, công nghệ, văn
hóa mà cho tới nay loại hình này vẫn chưa phát triển theo đúng bản chất của nó. Trong
khi đó, thì hoạt động Selling Online trên thế giới đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Do
đó, việc phát huy lợi thế của hình thức kinh doanh này sẽ là động lực của Việt Nam nói
chung, TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thấy được vấn đề trên, nhóm xem việc nghiên cứu đề tài về Selling Online như
một công trình có rất nhiều ý nghĩa nhằm mang lại những hướng đi đúng cho sự phát
triển của kinh tế thành phố nói riêng, đất nước nói chung trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thức được sự phát triển tự phát của Selling Online tại Việt Nam nên theo
chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này là việc làm có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp
thiết. Do đó, mục tiêu của chúng tôi là hiểu rõ về thực trạng của hoạt động Selling
Online tại TP.Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, từ việc nghiên cứu hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam
kết hợp với nghiên cứu luật thương mại điện tử quốc tế và tình hình cụ thể của các
doanh nghiệp B2C ở Việt Nam. Qua đó, nhóm sẽ chỉ ra một số điều luật chưa thật sự
phù hợp với thương mại điện tử ở Việt Nam đồng thời đưa ra một số kiến nghị về điều
luật hợp lý được sử dụng trên thế giới và phù hợp với điều kiện của Việt Nam để có tác
dụng thúc đẩy ngành thương mại điện tử nói chung và hoạt động Selling Online nói
riêng ở Việt Nam phát triển hơn. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi
chúng ta muốn phát triển Selling Online mà còn quá nhiều các điều luật bất cập gây cản
trở trong quá trình phát triển hoạt động này.
Thứ hai, việc đưa các yếu tố phù hợp với điều kiện văn hóa, cơ sở hạ tầng và chính
trị ở Việt Nam để phát triển Selling Online thông qua nghiên cứu một giai đoạn phát
triển mạnh nhất của thương mại điện tử tại Mỹ để tìm hiểu những yếu tố có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở Mỹ. Như vậy, chúng ta có thể vừa tiếp
cận các công nghệ mới nhất trên thế giới và những yếu tố về khía cạnh văn hóa chính trị
để đảm bảo Selling Online phát triển nhưng vẫn giữ gìn được các đặc trưng riêng của
quốc gia.
Thứ ba, việc nghiên cứu các trang web dạng B2C tiêu biểu, mô hình hoạt động và
khảo sát những khách hàng đã từng giao dịch mua bán trên trang web đó giúp đưa ra
những khó khăn, bất cập, những nguyên nhân làm cho khách hàng chưa hài lòng từ đó
sẽ đưa ra được những kiến nghị để cải thiện một số điểm chưa tốt của các trang web đó
và để tạo sự thuận lợi hơn cho khách hàng. Nghiên cứu sẽ vạch ra hướng phát triển riêng
của hoạt động Selling Online tại TP. Hồ Chí Minh. Điều này thật ý nghĩa khi hoạt động
này diễn ra một cách hết sức một cách hết sức lộn xộn tại thành phố này.
Cuối cùng là định hướng phát triển và xây dựng một mô hình mới phù hợp cho
định hướng phát triển và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Selling Online tại
TP.Hồ Chí Minh và khả năng vận dụng mô hình này trong phạm vi toàn quốc. Đây là
mục tiêu đặc biệt quan trọng mà nhóm muốn thực hiện được trong đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng thu thập thông tin.
Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ Selling Online và các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ Selling Online. Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp là người
tiêu dùng trong lĩnh vực B2C như đã giới thiệu ở trên.
Kích thước mẫu.
- Đối với doanh nghiệp: chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đại diện 5 doanh nghiệp
hiện đang cung cấp dịch vụ Selling Online tại TP.Hồ Chí Minh.
- Đối với người tiêu dùng: Phỏng vấn 100 người tiêu dùng thông qua Bản câu hỏi,
hình thức phỏng vấn là phỏng vấn trực tuyến có hỗ trợ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu của nhóm, chúng tôi kết hợp hai phương pháp nghiên
cứu định tính và chuyên gia:
Phương pháp định lượng thông qua tiến hành thu thập thông tin khảo sát đối với
người tiêu dùng và các doanh nghiệp từng giao dịch với nhau qua hình thức Selling
Online. Từ đó chúng tôi tiến hành xử lý các thông tin đã thu thập được bằng các phần
mềm thống kê, tính toán như : SPSS, Excel, rồi sau đó dựa trên các kết quả để đưa ra
nhận xét.
Phương pháp chuyên gia: Tất cả các vấn đề liên quan đến đề tài được thảo luận
và tham khảo ý kiến của người tiêu dùng trước khi lập bản câu hỏi phỏng vấn.
Phương pháp chọn mẫu.
- Đối với doanh nghiệp: Phương pháp chọn mẫu có xác suất.
- Đối với người tiêu dùng: Phương pháp chọn mẫu có xác xuất nở hoa.
Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu.
- Thông tin thứ cấp: Thu thập từ Tổng cục thống kê; Báo Cáo Thương mại điện tử;
các tạp chí chuyên ngành; internet và thông tin của các nghiên cứu liên quan.
- Thông tin sơ cấp: Thu nhập ý kiến người tiêu dùng sử dụng dịch vụ Selling
Online tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi; bên cạnh sẽ có bài phỏng
vấn gồm các câu hỏi chuẩn bị sẵn để thu thập ý kiến từ phía các doanh nghiệp hiện đang
cung cấp dịch vụ Selling Online.
5. Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Trước khi thực hiện nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã tham khảo qua một số đề
tài nghiên cứu trước đây có liên quan, và có một số nhận xét như sau:
- Đối với đề tài: “Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế” năm 2003. Về mặt ưu: đề tài đã khái quát được các vấn đề về internet,
khía cạnh liên quan mật thiết đến Selling Online; Đưa ra cái nhìn khái quát về thương
mại điện tử, qua đó thấy được phần nào các hoạt động Selling Online; Đề xuất được các
giải pháp cho phát triển thương mại điện tử, cả về vi mô lẫn vĩ mô. Về nhược điểm: Việc
trình bày có chưa có trọng tâm và các giải pháp chưa được chi tiết hóa; đồng thời không
nêu được định hướng phát triển cho thương mại điện tử.
- Đối với đề tài: “ Sử dụng internet và thái độ người tiêu dùng hướng đến việc
mua sắm qua mạng” cũng trong năm 2003. Về ưu điểm: nhìn chung nghiên cứu đã trình
bày rất rõ ràng các vấn đề về internet và thực trạng các vấn đề mua sắm qua mạng trên
thế giới và Việt Nam; các giải pháp rất chi tiết và rõ ràng về mọi khía cạnh cũa hoạt
động mua sắm qua mạng. Xong, khuyết điểm của đề tài là các giải pháp còn thiếu tính
thực tế và vẫn không định hướng được hướng phát triển cho hoạt động này.
Như vậy, sau khi tham khảo hai đề tài trên, nhóm xin tiếp thu các vấn đề nghiên
cứu thực trạng và cơ sở lý luận của các đề tài trên, vì nhìn chung các đề tài đã đáp ứng
được các vấn đề cần nghiên cứu. Bên cạnh đó thì đề tài của nhóm có một số điểm mới so
với các đề tài trên như sau:
- Các vấn đề nghiên cứu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, chứ không nghiên cứu một
cách chung chung như các đề tài khác, theo nhóm việc nghiên cứu vấn đề thực trang,
giải pháp này cần phải tiến hành trên một khu vực cụ thể đồng nhất các yếu tố về pháp
luật, văn hóa, công nghệ
- Nhóm định hướng được hướng phát triển, các giải pháp cụ thể hơn, và đặc biệt là
mô hình mới cho hoạt động này ở TP.Hồ Chí Minh, đây là các điểm mới hoàn toàn so
với các đề tài khác.
6. Tóm tắt đề tài nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về bán hàng và Selling Online
Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu các vấn đề lý luận về bán hàng và Selling
Online. Thông qua đó xác định các hình thức bán hàng và Selling Online hiện tại được
sử dụng. Ngoài ra, việc nghiên cứu các công cụ hỗ trợ cho hoạt động Selling Online và
các yếu tố tác động đến hoạt động Selling Online như: môi trường kinh tế, văn hóa, pháp
luật .cũng sẽ được đề cập trong phần này. Trong chương này lưu ý phân biệt rõ Selling
Online và thương mại điện tử qua một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu khi kinh doanh qua
Selling Online.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động Selling Online tại Việt Nam và TP. Hồ
Chí Minh
Chương này đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động Selling Online tại TP. Hồ Chí
Minh. Trong đó sẽ tập trung vào các vấn đề thực trạng hoạt động Selling Online tại TP.
Hồ Chí Minh, từ các cấp quản lý đến các doanh nghiệp để có thể thấy được những khó
khăn, thuận lợi của Selling Online tại TP.Hồ Chí Minh đồng thời sử dụng mô hình
Micheal Porter để phân tích toàn ngành Selling Online. Bên cạnh đó là việc phân tích
các kết quả nghiên cứu của các hoạt động Selling Online ở TP. Hồ Chí Minh. Việc phân
tích này dựa trên khảo sát người tiêu sử dụng dịch vụ Selling Online.
Chương 3: Các kết luận. Định hướng phát triển và giải pháp cho hoạt động
Selling Online tại TP. Hồ Chí Minh.
Các kết luận trong chương này được rút ra từ hai nguồn. Thứ nhất, từ việc nghiên
cứu thực trạng Selling Online; thứ 2 từ việc phân tích người tiêu dùng đang sử dụng dịch
vụ Selling Online. Từ các kết luận này và việc xem xét các mô hình Selling Online đã
thành công, đề xuất mô hình Selling Online cho các doanh nghiệp, đồng thời xác định
được hướng phát triển và các giải pháp cho hoạt động Selling Online tại TP. Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16