Mã tài liệu: 126105
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Đặc điểm thế giới hiện nay, khi Việt Nam bước vào hiện đại hoá, công nghiệp hoá, khác với đặc điểm của thế giới trong giai đoạn trước đây khi các nước công nghiệp mới (Nics) bắt đầu đi vào công nghiệp hoá. Đó là xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghệ trên toàn thế giới. Toàn cầu hoá tạo ra một thế giới thông thoáng, phi quốc gia hoá đời sống kinh tế. Cách mạng công nghệ đứng sau thúc đẩy toàn cầu hoá thành hiện thực và làm thay đổi tính chất của khoa học và kết cấu của công nghiệp, kinh tế và xã hội của từng nước. Trong bối cảnh như vậy Khoa học công nghệ cần được tiếp cận tốt hơn và có hiệu quả hơn. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới (APEC, AFTA, WTO,...). Điều đó đòi hỏi nước ta phải phát triển nhanh vì phát triển càng chậm thì càng tụt hậu và mất thời cơ. Đồng thời, không có công nghệ cao thì sẽ không có sản phẩm chất lượng cao và sẽ không thể thích ứng với hội nhập quốc tế.
Trước thực tế trên, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương đưa nền kinh tế đất nước phát triển nhanh trong giai đoạn 1991-2000 và tiếp tục phát huy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn tiếp theo trong những năm đầu của thế kỷ 21. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) cũng chỉ rõ Việt Nam phải tiếp tục phát huy sức mạnh của sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước để đưa nền kinh tế Việt Nam theo kịp và hội nhập được với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Muốn vậy, Công nghệ phải là mũi nhọn để Việt Nam phát triển theo hướng đi tắt đón đầu. Trước hết, cần phải cụ thể hoá, làm sáng tỏ và giải đáp cho được vấn đề đi tắt đón đầu như thế nào, việc đi tắt đón đầu về công nghệ, các sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam, sử dụng thế mạnh của con người và trí tuệ Việt Nam.
Nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ cao đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự cần thiết phải xây dựng Khu công nghệ cao ở Việt Nam, ngày 12 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Khu công nghệ cao Hoà Lạc tại Tỉnh Hà Tây, phê duyệt Quy hoạch tổng thể và Dự án đầu tư bước 1, giai đoạn 1 Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, và Quyết định số 98/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2001 về việc triển khai đầu tư và xây dựng cơ sở hạng tầng Khu công nghệ cao Hoà lạc. Đây sẽ là sự phát triển sáng tạo các mô hình Khu công nghệ cao trên thế giới và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá của nước nhà.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 - Giới thiệu về Công nghệ cao và Khu công nghệ cao
Chương 2- Thực trạng khoa học - công nghệ Việt Nam và việc xây dựng Khu công nghệ cao ở Việt Nam
Chương 3 - Định hướng phát triển và các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với Khu công nghệ cao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16