Mã tài liệu: 303850
Số trang: 17
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 337 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Tại nhiều quốc gia, các khu công nghệ cao đã chứng tỏ là một mô hình hiệu quả,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực khoa học và công nghệ
(KH&CN) của đất nước. Bài viết dưới đây giới thiệu kinh nghiệm của một số khu công
nghệ cao tiêu biểu, đặc biệt là của Trung Quốc, một quốc gia có thời gian phát triển mô
hình này hơn 15 năm và đã gặt hái được những thành công nhất định, hơn nữa lại có
nhiều điểm tương đồng với hoàn cảnh của Việt Nam
I. KHÁI QUÁT
11.. Khái niệm về khu công nghệ cao
Trên thế giới hiện nay có khoảng 800 khu công nghệ được xếp vào loại khu công
nghệ cao (KCNC) với nhiều loại mô hình khác nhau. Đây là những nơi đã được Chính
phủ các nước sở tại dành nhiều điều kiện ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư, nhà
khoa học vào làm việc, nghiên cứu, ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm mới có hàm
lượng khoa học công nghệ cao. Các KCNC đều có chung 3 chức năng hoạt động cơ bản:
nghiên cuu-phăt' triển (R&D) phục vụ thương mại hoá sản phẩm công nghệ cao; ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Một đặc
trưng cơ bản không thể thiếu để các khu, vùng này phát triển là phải gắn liền với nguồn
nhân lực từ một hay vài trường đại học kề bên chúng. Các dạng mô hình được sắp xếp
theo 5 loại, tuỳ theo diện tích, gồm:
Công viên khoa học truyền thống (Traditional Science Park);
Thành phố khoa học (Science City hay Technopolis);
Công viên đổi mới công nghệ (Technology Innovation Park- TIP);
Trung tâm công nghệ (Technology Center);
Công viên khoa học chuyên ngành (Special Science Park).
Thành phố khoa học với diện tích rộng lớn hàng trăm km2 trở lên, tạo thành một
vùng khoa học đô thị đặc trưng. Ví dụ, Khu Thung lũng Silicon vùng San Fracico (Mỹ);
Khu Tsucuba (Nhật Bản), Khu Trung Quan Thôn (Trung Quốc); Khu Sophia Antipolis
(Pháp), Thành phố Akademgorod của Nga hiện nay đã biến đổi từ Thành phố khoa học
bao cấp thành Khu sản xuất phần mềm rất lớn; Khu Banglore (Ấn Độ).
KCNC, khu công nghiệp kỹ thuật cao (High Technology Park, Technology Prk,
High-Tech Industry Park) với diện tích trung bình từ 300-2000. ha, thường ở kề cận một
thành phố mẹ có hoạt động công nghiệp lớn. Ví dụ Triangle Research Park ở North
Carolina (Mỹ), khu Austin (Texas, Mỹ); KCNC Lyon, khu Mezt (Pháp), khu Cyber City
(Dubai), KCNC Trường Giang nằm trong vùng đô thị mới Phố Đông, Thượng Hải...
Công viên khoa học (Science park, Reseach park) có diện tích khoảng vài chục
hecta, thường tập trung hoạt động R&D sản phẩm công nghệ cao, thành phần sản xuất
sản phẩm chiếm diện tích nhỏ nhưng sản phẩm mang hàm lượng R&D rất lớn. Các công
viên khoa học ở Cambrige (Anh), Grenoble (Pháp), Khu công nghệ Thái Lan, các Khu
KIST, Tabuc (Hàn Quốc). Mô hình mới được xếp loại là "KCNC thế hệ thứ ba"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 255
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16