Mã tài liệu: 303726
Số trang: 57
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,029 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời giới thiệu
Do nhận thức sớm được vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với giáo
dục là những nhân tố trọng yếu, quyết định khả năng duy trì sự tăng trưởng kinh tế và sức
mạnh của quốc gia, nên từ nhiều thập kỷ qua, Chính phủ Mỹ đã đưa ra hàng loạt các chiến
lược, chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục.
Các hoạt động nghiên cứu KH&CN ở Mỹ về cơ bản được thúc đẩy theo các hướng chủ
yếu sau đây:
Đầu tư phát triển các ngành công nghệ, các ngành công nghệ cao như công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, vật liệu mới, đặc biệt thời gian gần đây là công
nghệ nano, một lĩnh vực có nhiều triển vọng sẽ đem lại cuộc cách mạng công nghiệp mới.
Chính phủ Mỹ đã dành nguồn vốn lớn, đầu tư liên tục cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D) và đóng vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp, các dự án nghiên cứu cơ bản, mới,
mạo hiểm và có triển vọng mở ra các hướng nghiên cứu và kinh doanh mới. Đồng thời,
Chính phủ Mỹ rất coi trọng việc tăng cường soạn thảo, thực thi pháp luật một cách nghiêm
minh và hiệu quả, nhất là Luật về quyền sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh công bằng để đảm bảo
lợi ích cho các nhà phát minh, sáng chế. ở Mỹ, điều đáng chú ý là từ nhiều năm nay, ngoài
các nguồn vốn quan trọng của Chính phủ dành cho hoạt động R&D, còn thu hút một nguồn
vốn rất lớn từ khu vực tư nhân. Đồng thời, sự kết hợp hài hoà giữa các nguồn vốn của Chính
phủ, các lực lượng nghiên cứu của các trường đại học, của các phòng thí nghiệm của các
công ty cũng được khuyến khích và đẩy mạnh. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ các nguồn vốn nên
hiệu quả đầu tư rất cao, các phát minh khoa học được nhanh chóng ứng dụng vào các hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Chuyển giao công nghệ (CGCN), thương mại hoá các kết quả nghiên cứu là một thế
mạnh của Mỹ. Sự thành công của hoạt động này được biểu hiện ở số lượng các công ty mới
được thành lập, ở mức độ tăng trưởng kinh tế mà nó tạo ra, ở sự hỗ trợ và hưởng ứng của
công chúng đối với nỗ lực R&D và các hoạt động CGCN. Hệ thống này đã phát triển trong
hơn 4 thập kỷ qua và trở thành “Cuộc cách mạng khởi nghiệp”, đem lại sự thay đổi về cơ bản
tính năng động của nền kinh tế Mỹ. Một loạt các chính sách khác nhau của Chính phủ đã lập
ra những quy tắc và hình thành nên môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển đó. Các
chính sách giúp hình thành thị trường tài chính, thúc đẩy hoạt động R&D, chính sách bảo hộ
sở hữu trí tuệ, đầu tư khuyến khích nhân tài, tạo thuận lợi cho sự thuyên chuyển nhân lực giữa
các ngành, mở cửa thương mại quốc tế và thiết lập một kết cấu hạ tầng tin cậy.
Việt Nam đang triển khai Đề án Phát triển Thị trường Công nghệ, triển khai thực thi
Luật Sở hữu Trí tuệ, đang xây dựng Dự thảo Luật Chuyển giao Công nghệ, Dự thảo Pháp
Lệnh Công nghệ cao... Những bước đi quan trọng đó đều hướng vào phát triển mạnh mẽ nền
khoa học và công nghệ nước nhà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng tôi hy vọng,
việc biên soạn Tổng quan “Chiến lược, chính sách về kinh tế và công nghệ của Mỹ để duy trì vị
trí siêu cường thế giới” sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích.
Trung tâm thông tin KH&CN Quốc gi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 826
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16