Mã tài liệu: 143982
Số trang: 78
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thức ăn dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng ở nhiều nước càng làm cho nhiều người lo ngại: sự kiện thịt bò điên ở Anh năm 1996; thịt gà bị nhiễm chất độc dioxin ở Bỉ và Pháp tháng 6 năm 1999 làm tình trạng càng thêm nghiêm trọng. Ngay ở những nước công nghiệp, có hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tiên tiến, những rủi ro vẫn thường xảy ra: năm 1997 ở Nhật Bản có 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm với 39.989 người mắc, ở úc mỗi năm có tới 11.500 người mắc các bệnh cấp tính do ăn uống gây ra. Đầu năm 2000 sự kiện các sản phẩm từ thịt lợn đóng hộp, xông khói ở Pháp bị nhiễm Listeria gây thiệt mạng 19 người đã xôn xao khắp Châu Âu…ở nước ta, những năm gần đây ngộ độc thức ăn cũng thường xuyên xảy ra, có những vụ nghiêm trọng làm hàng trăm người mắc trong các bữa ăn cỗ bàn, liên hoan tiệc cưới, lễ hội…Theo Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, hàng năm có tối thiểu 1,5 triệu người bị mắc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, chi phí cho các thiệt hại tới trên 100 tỷ đồng. Vì vậy, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là vấn đề rất bức xúc – nhất là trong trong các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch.
Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn phục vụ khách du lịch trong giai đoạn hiện nay đã trở nên hết sức cấp thiết, như một điều kiện để phát triển du lịch.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn là một khoa học nghiên cứu những ảnh hưởng của thực phẩm đến sức khoẻ của du khách, tìm cách loại bỏ hoặc hạn chế những yếu tố những yếu tố xấu do thực phẩm gây ra đến sức khỏe và khả năng lao động, đồng thời tận dụng những điều kiện thuận lợi để phục vụ nhằm phục hồi thể lực, tăng cường sức khoẻ cho du khách.
Vệ sinh an toàn thực trong các khách sạn du lịch hướng vào các biện pháp cung cấp cho du khách những thực phẩm an toàn đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và cũng yêu cầu chấp hành nghiêm ngặt các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do đó, với mong muốn tìm hiểu và làm rõ hơn về an toàn thực phẩm nhất là trong các khách sạn nên tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội".
Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương chính:
Chương 1. Cơ sở khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương 2. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn trên địa bàn Hà Nội
Chương 3. Các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn trên địa bàn Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 1305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 1457
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 17