Mã tài liệu: 25715
Số trang: 111
Định dạng: docx
Dung lượng file: 747 Kb
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa.
Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng.
Đà Nẵng nằm ở trung lộ của cả nước, với trên 30km bờ biển xanh, sạch, đẹp được xếp vào Top 1 trong số 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh; có sân bay, cảng biển quốc tế và những điều kiện hết sức thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, là trung điểm của 05 Di sản văn hoá trong số 6 di sản văn hoá thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận là Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Động Phong Nha, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn - trung điểm của “Hành trình Di sản” của du lịch Việt Nam. Trong phạm vi khu vực và thế giới, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng của miền Tây và các nước vùng Đông Bắc Á. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của tự nhiên giúp cho Đà Nẵng có điều kiện phát triển các ngành kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững, trong đó có ngành du lịch.
Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng xã hội hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống cấp trầm trọng. Hoạt động lữ hành chủ yếu là trạm trung chuyển; làm lại tour cho các hãng lớn tại hai đầu và phần lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn. Tính liên kết du lịch vùng miền yếu...
Do vậy, có thể nói trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực và trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX.
Kết cấu bài làm bao gồm:
Chương 1: vai trò và đặc điểm của dịch vụ du lịch
Chương 2: thực trạng dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua (2001-2005)
Chương 3: phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng từ nay đến năm 2020
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1216
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 3088
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem