Mã tài liệu: 679
Số trang: 68
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh trước mắt, con đường hội nhập vào kinh tế khu vực, kinh tế thế giới đang mở rộng cho chúng ta, do đó yêu cầu với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ đòi hỏi phát huy tối đa những thành tựu, kinh nghiệm quý báu đã đúc kết trong thời gian qua; đồng thời, phải hết sức hạn chế những tồn tại còn đang mắc phải; tồn tại lớn nhất của chúng ta mắc phải là quá trình lập kế hoạch còn nhiều thiếu sót, chưa có quy hoạch tổng thể phù hợp với việc quản lý, sử dụng nguồn vốn, nên còn gây ra nhiều thất thoát lãng phí.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bán hàng là hoạt động quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp chỉ có thể thu hồi vốn, thực hiện được lợi nhuận và tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh sau khi bán được hàng hóa. Một doanh nghiệp sản xuất, sản xuất ra hàng hóa mà không bán được hàng cũng như một doanh nghiệp thương mại nhập hàng hóa về mà không bán được thì đều dẫn đến việc không có lợi nhuận, và có thể dẫn tới phá sản. Do vậy bán hàng trở thành hoạt động chiếm vị trí đặc biệt, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm sao bán được hàng, thu được lợi nhuận trong điều kiện nhân lực, vật lực, tài lực hiện có, đồng thời chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp khác. Môi trường kinh doanh luôn có nhiều biến động, do đó để có thể đối phó được với những thay đổi của môi trường kinh doanh thì một trong những biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng chú trọng là phải tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch sẽ làm giảm tính bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, định ra những mục tiêu cho toàn bộ doanh nghiệp hướng tới.
Thị trường luôn biến động, thay đổi không ngừng vì thế hoạt động bán hàng luôn mang tính thời sự cấp bách, và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp cần tổ chức xây dựng kế hoạch bán hàng sao cho có thể đem lại lợi nhuận cao. Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một kế hoạch bán hàng riêng biệt, và với tình hình thị trường biến động như hiện nay thì việc hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng cần được chú trọng và quan tâm. Hơn nữa, lâu nay việc lập kế hoạch ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng vẫn mang tính hình thức nhiều hơn. Một số doanh nghiệp lập kế hoạch chỉ để đó, hoạt động kinh doanh không gắn với kế hoạch đã vạch ra. Họ thường đưa ra một loạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng biện pháp để thực hiện lại rất sơ sài, chung chung. Do vậy, lập kế hoạch cho phù hợp với thực tế là xu thế tất yếu với cơ chế thị trường.
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác định đúng các mục tiêu, hướng đi, xác lập, đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch định các tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Kế hoạch thay thế sự manh mún, thay thế những luồng hoạt động bất thường bởi một luồng đều đặn có tính ổn định cao và thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng. Ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của kế hoạch đối với các hoạt động tác nghiệp kinh tế càng rõ nét. Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều công đoạn, nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ, mang tính dây chuyền với nhau, quá trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế, kỹ thuật chi tiết theo thời gian và không gian. Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoa học các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó các nhà quản trị thực hiện việc phân công, điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định và ít bị tốn kém.
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại HUY THỤC từ khi đi vào hoạt động tới nay chuyên kinh doanh ôtô, máy xúc, máy ủi - trộn bê tông. Với sự nỗ lực không ngừng, công ty Cổ phần sản xuất thương mại HUY THỤC đã không ngừng phát triển mạnh mẽ và đã tạo dựng được tên tuổi của mình trên thị trường.
Hiện nay nước ta đang tiến hành mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và dần tiến tới là một nước công nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Chính vì thế, đây là một ngành mà được đánh giá là thị trường cạnh tranh giữa các đối thủ tương đối mạnh mẽ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 188
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1196
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 18