Mã tài liệu: 95700
Số trang: 4
Định dạng: docx
Dung lượng file: 69 Kb
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất và kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào đều xuất phát từ thị trường, đều hướng mọi hoạt động vào việc thoả mãn tốt nhất các nhu cầu ngày càng đa dạng cho người tiêu dùng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp thì bên cạnh việc không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển R&D, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý thì doanh nghiệp phải không ngừng củng cố phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Một trong những phương pháp có hiệu quả cao nhất là thực hiện tốt việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, kết hợp hài hoà việc đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội. Trong thời gian qua quyền lợi của người tiêu dùng đã bị xâm phạm mà biểu hiện của nó là sự xuất hiện của các sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, sản phẩm có chứa các chất ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của doanh nghiệp, của Nhà nước, các cơ quan chuyên ngành và của chính người tiêu dùng. Trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ có tính chất quốc gia mà còn mang tính chất quốc tế.
Giai đoạn 2001-2006, quyền lợi của người tiêu dùng đã bị xâm phạm khá nhiều, đặc biệt là các sản phẩm xăng dầu, đồ điện tử, thực phẩm, đồ uống…Cuối năm 2006, sự vi phạm quy định chất lượng hàng hoá, quy định ghi nhãn hàng hoá…các sản phẩm sữa của các công ty sữa có tên tuổi trong ngành sữa Việt Nam như Vinamilk, Hanoimilk đã gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng đang bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền như: quyền được an toàn, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe…Do vậy, việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong ngành công nghiệp sữa cũng được sự quan tâm rất lớn từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên ngành và các Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng trong phạm vi cả nước.
Qua quá trình phân tích tình hình hiện nay của vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và trong ngành sữa nói riêng, đề tài đưa ra một số đánh giá và giải pháp để nâng cao sự hiểu biết về quyền lợi người tiêu dùng trong nhận thức của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan. Đồng thời, từ đó làm cơ sở cho các doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập thế giới ngày nay.
Chương I: Những vấn đề chung trong việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Chương II : Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa Việt Nam
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Chương I: Những vấn đề chung trong việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 147
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 181
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 29
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 2822
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16