Mã tài liệu: 178
Số trang: 38
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Khi lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Những tác động chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Do đó, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế nói chung và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5/2009 đã tăng 0,44% so tháng 4 và tăng 5,58% so với cùng kỳ. Mức tăng của chỉ số CPI trong tháng 5 tuy ở mức thấp, nhưng nếu tính theo đúng thông lệ quốc tế, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 đã phát triển đến hai con số là 11,59% một dấu hiệu đáng lo ngại. Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát trong tầm kiểm soát thông thường với 1 con số là yếu tố quan trọng thúc đẩy một nền kinh tế phát triển. Ngược lại, giống như con dao hai lưỡi, khi lạm phát gia tăng đến 2 con số và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, nền kinh tế sẽ chịu sự “tàn phá” khủng khiếp của “cơn bão” tiền tệ.
Với mức độ lạm phát như hiện nay, nền kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn vào năm tới. Và doanh nghiệp, người dân là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của lạm phát. Ảnh hưởng không chỉ tới một mà còn nhiều ngành nghề, trong đó bao gồm cả việc kinh doanh vật liệu xây dựng. Ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp hiện nay đang khá được chú trọng trong thời kì đất nước đang phát triển. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH TNT qua sự tìm hiểu điều tra, phỏng vấn các chuyên gia tại công ty cũng như ngoài công ty 100% ý kiến cho rằng lạm phát dù ít hay nhiều đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm hàng thiết bị xây dựng ở công ty TNHH TNT” để qua đây, tìm hiểu kĩ thêm về lạm phát và những tác động của nó đến nền kinh tế và cụ thể là đến doanh nghiệp, và đưa ra một số giải pháp hạn chế lạm phát, nhắm góp một phần nào giúp doanh nghiệp có được sự ứng phó khi lạm phát xảy ra đảm bảo việc kinh doanh của công ty ổn định.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1053
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 937
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 909
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem