Mã tài liệu: 180
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp, xuất hiện khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Những tưởng lạm phát cao ở Việt Nam đã đi vào dĩ vãng trong lịch sử phát triển kinh tế và đến nay nền kinh tế nước ta đã bước vào thời kỳ ổn định, hưng thịnh. Tuy nhiên, một lần nữa lạm phát cao đã quay trở lại. Lạm phát đã tác động tới toàn thể các quốc gia làm cho kinh tế bị trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn…và từ đó các quốc gia đều cố gắng tìm ra những giải pháp để kiềm chế lạm phát, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế được ổn định. Giống như Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu: “Cuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những nỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị”.
Lạm phát trong thời gian vừa qua thực sự đã trở thành một đề tài nóng bỏng. Với nỗ lực của toàn tất cả các nước trên thế giới nói chung cũng như những nỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam nói riêng đã làm cho nền kinh tế dần được ổn định vào năm 2009 khi lạm phát ở Việt Nam chỉ còn dưới 10%. Các công ty trong năm 2009 đã dần lấy lại được đà tăng trưởng của mình. Nhưng một khó khăn đang xảy ra là lạm phát cao có thể sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2010 trong khi chỉ số gia tiêu dùng những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010 đang tăng dần và các nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ ở mức trên 10%. Chính vì vậy mà các công ty cần có những biện pháp để có thể hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nền kinh tế càng phát triển đồng nghĩa với việc các ngành trong nền kinh tế có nhiều cơ hội để áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ hiện đại. Và để có thể áp dụng được những tiến bộ đó vào trong sản xuất, kinh doanh thì không thể thiếu được ngành điện. Ngành điện là một ngành đi đôi cùng tất cả các ngành trong nền kinh tế, đi đôi với đời sống của nhân dân trong xã hội. Khi nhà máy thủy điện đầu tiên ở nước ta đi vào hoạt động năm 1945 đã làm cho nước ta bước sang một trang sử mới.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng là một nhân tố rất quan trọng để chúng ta thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài vào phát triển nguồn điện. Chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng … Đây là nhân tố tạo khả năng thúc đẩy phát triển nguồn điện của nước ta. Tuy nhiên, để khả năng đó biến thành hiện thực, chúng ta cần có cơ chế chính sách và biện pháp phát triển thị trường để tạo sức hấp dẫn cho cá nhân và tổ chức nước ngoài vào nước ta hợp tác đầu tư.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1053
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1054
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 11970
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 18
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 909
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 17