Mã tài liệu: 276350
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 439 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam từ khi thực hiện đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, thì kinh tế nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may Việt Nam đã phát triển từ rất lâu, là lĩnh vực mà nước ta có lợi thế và tiềm năng phát triển rất cao. Năm 2008, ngành dệt may xuất khẩu đã mang về cho đất nước hơn 9,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào ngân sách Quốc gia. Theo quyết định về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020 vừa được Bộ Công Thương ký duyệt với mục tiêu “phát triển ngành dệt may thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn hướng về xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc” đã cho thấy tầm quan trọng của ngành trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu hàng dệt may như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu đề ra là một thách thức không nhỏ đối với toàn ngành.
Thị trường Mỹ với sức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, hiện thị trường này đã và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với không chỉ ngành công nghiệp dệt may Việt nam mà còn đối với tất cả các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển khác. Do đó vấn đề cạnh tranh trên thị trường này hết sức khốc liệt. Đặc biệt trong thời gian qua, kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái đã đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.
Đối với Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn, hiện thị trường Mỹ chiếm tới hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty. Vì vậy muốn duy trì và phát triển tại thị trường này, Công ty cần chọn cho mình những hướng đi phù hợp.
Trước thực tế trên, em xin chọn đề tài “ Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015” làm khóa luận tốt nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của thị trường Mỹ cũng như thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn, từ đó xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ đến năm 2015 và những giải pháp để thực hiện chiến lược nhằm khai thác thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như cải thiện đời sống của người lao động.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường hàng may mặc của Mỹ, sự tác động của môi trường kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn. Nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty thời gian qua và kế hoạch, định hướng phát triển trong thời gian tới.
4.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Mỹ cho đến năm 2015 mà không mở rộng sang các hoạt động khác, thị trường khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng một vài phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp số liệu và so sánh: dùng các công cụ thống kê để tập hợp tài liệu, số liệu; sau đó so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
Phương pháp phân tích tổng hợp: từ những thông tin thu thập được, cộng với tình hình thực tế trên thị trường để đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn; hỏi ý kiến, kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo và các nhân viên trong công ty.
6. Nội dung và kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận này gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ trong thời gian qua
Chương 3: Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015.
===============
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Nội dung và kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 4
1.1.1 Các khái niệm 4
1.1.1.1 Khái niệm về hàng hóa xuất khẩu 4
1.1.1.2. Khái niện về hoạt động xuất khẩu hàng hóa4 4
1.1.1.3 Khái niệm thị trường xuất khẩu hàng hóa 4
1.1.2 Tính tất yếu của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu 5
1.1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 5
1.1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 5
1.1.2.3. Lý thuyết chi phí cơ hội của Gortfied Haberler 6
1.1.2.4. Lý thuyết thương mại quốc tế của Eli Hecksher & Berti Ohlin 7
1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 8
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 8
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp 10
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10
1.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 10
1.1.4.2. Các nhân tố thuộc doanh nghiệp 14
1.2 Thị trường dệt may Mỹ và tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may việt Nam sang thị trường Mỹ 16
1.2.1 Khái quát về nước Mỹ và thị trường Mỹ 16
1.2.1.1 Vài nét về nước Mỹ 16
1.2.1.2 Cơ chế quản lí của Mỹ đối với hàng nhập khẩu 17
1.2.1.2.1 Thuế quan 17
1.2.1.2.2 Những quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ 19
1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ 20
1.2.2.1 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ 20
1.2.2.2 Nhu cầu thị trường 22
1.2.2.3 Năng lực ngành dệt may nội địa Mỹ 22
1.2.2.4 Một số nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu trên thị
trường Mỹ ....................................................................................................................23
1.2.3 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 24
1.2.3.1 Thực trạng xuất khẩu 24
1.2.3.2 Triển vọng thị trường 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của các phòng ban 28
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 28
2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm 28
2.1.3.2 Đặc điểm về lao động 29
2.1.3.3 Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu sản xuất 30
2.1.3.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị 31
2.1.3.5 Đặc điểm về chi phí sản xuất 32
2.1.3.6 Đặc điểm về vốn kinh doanh 32
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 33
2.2 Phân tích hoạt động xuất khầu của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ 36
2.2.1 Phân tích theo kim ngạch xuất khẩu 36
2.2.2 Phân tích theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 37
2.2.3 Phân tích theo hình thức xuất khẩu 39
2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ 40
2.3.1 Những thành tựu đạt được 40
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 41
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015
3.1 Cơ sở hoạch định chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn 44
3.1.1 Điểm mạnh 44
3.1.2 Điểm yếu 44
3.1.3 Cơ hội 45
3.1.4 Thách thức 46
3.1.5 Ma trận SWOT của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn 47
3.2 Quan điểm, mục tiêu của chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn 47
3.2.1 Quan điểm 47
3.2.2 Mục tiêu 48
3.3 Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ Phần Sản xuất Thương Mại May Sài Gòn đến năm 2015 48
3.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm 48
3.3.2 Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường Mỹ 49
3.3.3 Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực 50
3.3.4 Chiến lược giá cả 50
3.3.5 Chiến lược xúc tiến thương mại và truyền thông 51
3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ 51
3.4.1 Giải pháp về sản phẩm 51
3.4.2 Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường Mỹ 51
3.4.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 52
3.4.4 Giải pháp về giá 53
3.4.5 Giải pháp về marketing 53
3.5 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan chức năng 54
KẾT LUẬN 56
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 107
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 1128
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16