Mã tài liệu: 37102
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 225 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Qua hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học-kỹ thuật...Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, trong nhiều năm liên tiếp đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước đã thay thế về cơ bản nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đó là kết quả của việc đổi mới cơ chế kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong cả nước. Việc thừa nhận sự đa dạng của các thành phần kinh tế đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh, phát triển sản xuất theo quy định của pháp luật.
Thực tế trong những năm qua, kinh tế ngoài quốc doanh đã thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế, là nơi huy động phát huy các nguồn lực của nhân dân, tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước. Song trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng sẽ phải đối đầu với những thách thức to lớn. Đó là việc hoà nhập vào hệ thống pháp luật chung của thế giới, khu vực... Nhưng thách thức lớn hơn cả lại bắt nguồn từ sức ép cạnh tranh của các đối tác mà họ hơn hẳn ta về nhiều mặt như tài chính, công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.
Hội nhập đem lại cho ta rất nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Để tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức đó phải có sự kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trong từng bước đi. Đó là sự phù hợp giữa kế hoạch phát triển của doanh nghiệp với kế hoạch chung của đất nước, giữa các chính sách của doanh nghiệp với chính sách của Nhà nước.
Thế nhưng hiện nay hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, trong đó có cả sự cản trở từ phía Nhà nước tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn, thuê đất, xin giấy phép xây dựng, các vấn đề về thuế, khó tiếp cận với thông tin về thị trường trong nước và quốc tế...
Do vậy các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm thế nào để cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng phát huy được vai trò của mình để đưa nền kinh tế nước ta sang một trang sử mới về đổi mới và phát triển. Đó là lý do cho sự ra đời của đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1284
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16