Mã tài liệu: 135378
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Công cuộc cải cách kinh tế và thực hiện chính sách mở cửa của Việt Nam đã hơn mười năm năm, đã đạt được nhiều kết quả khả quan và rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ, quyết định đến quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt khi đã là thành viên của ASEAN, APEC và đang cố gắng để trở thành thành viên của WTO. Dù muốn hay không, Việt Nam vẫn phải mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và trên thế giới. Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta áp dụng biện pháp gì? Như thế nào để phát huy các lợi thế, tiềm năng của đất nước, tận dụng một cách hiệu quả các cơ hội cũng như giảm thiểu những thách thức do quá trình hội nhập quốc tế, đạt được mục tiêu “ trở thành nước công nghiệp vào năm 2002” trong khi nước ta nằm trong nhóm nước nghèo trên thế giới, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Đây là một khó khăn tất yếu mà Việt Nam phải đương đầu và vượt qua trong khi thời gian hội nhập hoàn toàn dành cho chúng ta là rất ngắn. Để giải quyết vấn đề này, không bằng cách nào khác là chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao thứ hạng cạnh tranh ở các nhóm chỉ tiêu còn thấp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng cụ thể trong nền kinh tế quốc dân đảm bảo điều kiện hội nhập kinh tế trong thời đại hiện nay.
Ngành dệt may đang được xem như là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, với những lợi thế mà các ngành công nghiệp khác không có được như: vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút được nhiều lao động. Đặc biệt đây là ngành có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, lịch trình cần giảm thuế quan theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nhiều mặt hàng hiện đang được hưởng bảo hộ thuế suất cao như sợi 20%, vải 40%, may 50% sẽ có sự cắt giảm liên tục và tương đối nhanh còn 5% vào năm 2006. Thách thức lớn nhất và cũng là mối quan tâm lớn nhất hiện nay của cả Chính phủ lẫn các doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam chính là sự đối mặt không chỉ là sự cạnh tranh của các DN xuất khẩu sang thị trường nước ngoài mà ngay cả trên thị trường Việt Nam khi bắt đầu từ 2003 phải bỏ cả hạn ngạch định lượng nhập khẩu và từ 1.6.2006 bỏ toàn bộ các biện pháp bảo hộ bằng phi thuế quan.
Nhận thức rõ tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh mặt hàng dệt may trong hoạt động kinh doanh của các DN Việt Nam”.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Lý luận cơ bản về cạnh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của mặt hàng dệt may hiện nay ở Việt Nam
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng dệt may trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1284
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16