Mã tài liệu: 87452
Số trang: 158
Định dạng: docx
Dung lượng file: 450 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển toàn diện, từ một nước nhiều năm thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA) trong những năm qua đã góp phần không nhỏ cho sự thành công bước đầu của nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động triển khai đầu tư từ nguồn vốn này đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế. Hoạt động này vừa là tiền đề, vừa là động lực giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Vấn đề quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA) đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đang hướng tới sự hoàn thiện quản lý. Các thành tựu này đã được ghi nhận với sự xác lập hệ thống các văn bản pháp lý cơ bản cho môi trường thu hút và triển khai vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài tại Việt Nam, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hướng tới sự hoàn thiện bộ máy quản lý trong việc thu hút và triển khai vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài trong những năm vừa qua...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã và đang đạt được, hoạt động thu hút và triển khai vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài đã nảy sinh những vấn đề bất cập, các yếu kém này cần phải được khắc phục ngay. Các vấn đề đó là:
- Hoạt động quản lý về vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài thông qua các bộ máy hành chính còn kém hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này còn chồng chéo, chưa phát huy tác dụng quản lý một cách triệt để cũng như tính hiệu quả không cao.
- Hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút và triển khai vốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài đôi khi tạo ra sự khác biệt lớn giữa luật pháp Việt Nam với luật pháp và thông lệ quốc tế.
- Hoạt động giải ngân đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài còn nhiều bất cập.
- Trình độ quản lý của đội ngũ công chức còn nhiều hạn chế kể cả về lý luận cũng như về thực tế quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, hoạt động thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài nói riêng.
- Hoạt động quy hoạch theo vùng, ngành, lĩnh vực nhận vốn, hình thức nhận vốn, tốc độ giải ngân, số lượng, chất lượng các dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài chưa đáp ứng được nhiệm vụ và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài và quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài ở Việt nam giai đoạn
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16