Mã tài liệu: 208266
Số trang: 80
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 747 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Nói đến Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức (ODA), không thể không nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản được coi là nhà tài trợ số một thế giới về viện trợ phát triển chính thức (ODA) với phần lớn số tài trợ tập trung cho các nước Châu á. Vai trò quan trọng của ODA Nhật trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu á có thể thấy rõ qua việc ODA Nhật thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và khu vực sản xuất của các nước nhận viện trợ.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng.
Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho nước ta. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Trước thực tế trên, em đã chọn đề tài: Vai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu á Thái Bình Dương và Việt Nam. Đề tài tập trung vào việc xem xét và đánh giá tác động của ODA Nhật Bản tại một số nước Châu á Thái Bình Dương và Việt Nam nhằm đưa đến một cái nhìn rõ ràng đầy đủ hơn về ODA Nhật Bản nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu về ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đưa ra một sự xem xét toàn cảnh hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu á Thái Bình Dương và đặc biệt là ở Việt Nam trong những năm vừa đồng thời qua đó cố gắng đưa ra các kiến nghị để sử dụng tốt hơn ODA Nhật tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ODA Nhật Bản và đề tài tập trung nghiên cứu tình hình ODA Nhật tại các nước Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp duy vật biện chứng
5. Kết cấu khoá luận
Ngoài các phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận Khoá luận gồm có 4 phần chính sau:
Chương I. Khái quát chung về ODA và ODA Nhật Bản
Chương II. Hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu á Thái Bình Dương
Chương III. Tổng quan ODA Nhật Bản đối với Việt Nam
Chương IV. Kiến nghị để thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tốt hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 840
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16