Mã tài liệu: 208264
Số trang: 83
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 742 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Điện lực là một trong những ngành công nghiệp chủ lực đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây là ngành công nghiệp chiến lược, là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta.
Trong những năm qua, ngành điện Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ với sản lượng điện sản xuất ra ngày càng tăng và chất lượng dịch vụ điện ngày càng được cải thiện. Đạt được những thành công đó là nhờ vào các chính sách, đường lối điều hành phát triển đúng đắn của Chính phủ cũng như của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Những thành công mà ngành điện đã đạt được cũng một phần nhờ vào sự hỗ trợ về vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ vốn quốc tế là các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam nói chung và ngành điện nói riêng trong thời gian qua.
Mặc dù đã gặt hái được những thành công đáng kể trong thời gian qua, nhưng ngành điện cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển, đặc biệt là khó khăn và thách thức về huy động vốn cho đầu tư và phát triển. Theo tính toán của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) từ nay đến 2010, nhu cầu điện sẽ có mức tăng trưởng bình quân trên 14%/năm, gần gấp đôi mức tăng trưởng GDP dự kiến trong giai đoạn này. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, ngành điện sẽ cần phải huy động được khoảng 2 tỉ USD mỗi năm cho đầu tư và phát triển, một nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh các ngành khác của đất nước cũng đang cần một nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển.
Với một số vốn đầu tư lớn như vậy, thách thức đặt ra cho ngành điện là sẽ huy động nguồn vốn này ở đâu và làm thế nào để có thể sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm tới. Để giải quyết được những vấn đề trên, đòi hỏi phải có những phân tích và đánh giá về những thành tựu, khó khăn, và thách thức mà ngành điện đã đạt được trong thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện các kế hoạch phát triển trong thời gian tới.
Ngành điện Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư phát triển vào các công trình nguồn phát và lưới điện từ các nguồn vốn trong và ngoài nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tự có, vốn vay trong và ngoài nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó, còn có những nguồn lực về vốn tiềm tàng mà ngành có thể tập trung khai thác như trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và huy động nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước.
Trong phạm vi một đề tài khoá luận tốt nghiệp và do thời gian hạn hẹp, nên tôi chỉ giới hạn đề tài của khoá luận là: “Thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong ngành điện Việt Nam” trong thời gian qua.
Có thể nói, vốn ODA là một trong những nguồn vốn bên ngoài rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và ngành điện nói riêng. Từ khi các nhà tài trợ quốc tế nối lại quan hệ viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1993, nguồn vốn ODA dành cho ngành điện luôn chiếm một tỉ trọng tưong đối lớn, chiếm khoảng 24% tổng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cấp cho cho Việt Nam. Nguồn vốn này đã, đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành điện, đặc biệt là những dự án đầu tư vào các công trình nguồn và hệ thống truyền tải điện có qui mô vốn lớn.
Khoá luận này bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam;
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành điện;
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng sử dụng vốn ODA trong ngành điện.
Bản khoá luận này sẽ bắt đầu bằng khái niệm về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các hình thức hỗ trợ, và các nhà cấp vốn ODA. Tiếp đến, khái quát thực trạng huy động và sử dụng vốn ODA tài trợ cho các dự án tại Việt Nam trong thời gian qua.
Trọng tâm của bản khoá luận là nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA tài trợ cho ngành điện trong thời gian qua. Nội dung chính của khoá luận được tập trung vào những vấn đề sau:
Những thách thức đối với ngành điện
Các nguồn vốn đầu tư trong ngành điện
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành điện
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong nghành điện được đề cập ở Chương 3, bao gồm các giải pháp từ phía Nhà nước và các giải pháp từ phía ngành điện, cụ thể là Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN).
Phần kết luận tổng kết lại những vấn đề đã trình bày trong khoá luận cũng như tóm tắt các biện pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành điện Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16