Mã tài liệu: 208699
Số trang: 76
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,107 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Ngày nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia luôn muốn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thực tiễn trong hơn thập niên qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là một trong những mối quan hệ kinh tế được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước quan tâm hàng đầu. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường hoàn toàn mới lạ với đa phần doanh nghiệp Việt Nam. Việc bình thường hóa quan hệ (7/1995) và cao hơn nữa là việc ký và thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tạo một nền tảng, cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ về mọi mặt.
Đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi trong lĩnh vực thương mại sẽ giúp hai nước mau chóng khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, tập trung sức lực nhằm đem lại những lợi ích to lớn cho cả hai bên. Quan hệ ngoại giao sẽ không có cơ sở để phát triển khi quan hệ thương mại chưa phát triển đầy đủ và toàn diện. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành hiệu quả kinh tế thực sự. Do đó chưa bao giờ việc tìm hiểu về thị trường Hoa Kỳ nói chung và việc nghiên cứu chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ nói riêng, trở nên cần thiết và bức xúc như hiện nay. Chính vì vậy, khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ” sẽ trình bày một cách tổng quát về thực trạng quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua và thời gian tới; những thuận lợi và vướng mắc còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, đối với nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ và chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Chương III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16