Mã tài liệu: 210874
Số trang: 99
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 831 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
------
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam trở thành một trong những nước thành công nhất trong công tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệ phần trăm những người nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theo nghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì “hầu như không một nước nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một thời gian ngắn như vậy” (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80) (Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, "Attacking poverty" 1999)
Một trong những yếu tố thường được nói đến cho sự thành công xuất khẩu của Việt Nam của những năm đầu của thập kỷ 90 là nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ trong chuyển dịch chính sách kinh tế từ việc thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu, tự do hóa kinh tế và đi theo nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế là việc chính phủ Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận có hệ thống và năng động đối với phát triển xuất khẩu với một phác thảo lâu dài, thể hiện trong việc liên tục thay đổi chính sách cho phù hợp trên cơ sở những kinh nghiệm và nghiên cứu có được.
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước (năm 2000, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đứng thứ tám về kim ngạch xuất khẩu, đạt 235 triệu USD) đã trải qua nhiều thăng trầm, hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mới với chỉ tiêu đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Là những sản phẩm của ngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc, có những dấu ấn lịch sử, nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, các dân tộc trên thế giới. Quan tâm phát triển các ngành nghề này, mở rộng tiêu thụ các sản phẩm được làm ra trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống động những ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề nhàn cư, nhất là trong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển. Đó là do nền kinh tế thị trường của Việt Nam ngày càng phát triển, môi trường kinh tế ngày càng được cải thiện và mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam - một bạn hàng lớn nhiều tiềm năng ở châu á ngày càng cao.
Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999 tăng 20% so với năm trước, đạt 1,8 tỷ USD. Những sản phẩm xuất khẩu chính là dệt may, hải sản, đồ gỗ, giày dép, thủ công mỹ nghệ . Nhật Bản với dân số hơn 120 triệu người và là nước có thu nhập bình quân đầu người cao, vì vậy được xem là thị trường có sức hấp dẫp lớn. Nhật Bản nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ nhiều nước trên thế giới và đã trỏ thành một trong những nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Đồng thời Nhật Bản cũng là thị trường đòi hỏi chất lượng, mẫu mã và thời hạn giao hàng khắt khe nhất.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, qua tìm hiểu nghiên cứu xét thấy Nhật Bản đang là thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong trường Đại học Ngoại thương, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ, em xin chọn đề tài: “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua tình hình thực tế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản, thấy rõ những thuận lợi và khó khăn đối với thị trường Nhật trong những năm gần đây, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dự báo, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16