Mã tài liệu: 295916
Số trang: 77
Định dạng: rar
Dung lượng file: 548 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
Chương I 6
Tổng quan về ngành thép thế giới và những thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 6
I. Tổng quan về ngành thép thép thế giới 6
1. Thị trường thép thế giới 6
1.1 Cung 9
1.2 Cầu 11
1.3 Giá 12
2.Vài nét về ngành công nghiệp sản xuất thép tại một số quốc gia Châu Á 14
2.1 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Nhật Bản 14
2.2 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc 16
2.3 Ngành công nghiệp sản xuất thép tại các nước Đông Nam Á 19
2.4 Một số kinh nghiệm trong phát triển ngành thép 21
II. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 24
1. Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế 24
1.1 Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 25
1.2 Những nội dung cơ bản trong các cam kết hội nhập của Việt Nam 29
2. Thách thức của ngành thép Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập 31
Chương II 35
Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây 35
I. Sự hình thành và phát triển ngành thép ở nước ta 35
1. Sự hình thành và phát triển ngành thép ở nước ta 35
2. Những thành tựu đã đạt được 37
II. Thực trạng ngành thép Việt Nam 40
1.Về cung 40
2. Về cầu 42
3. Về các loại sản phẩm 44
4. Về nguồn nguyên liệu 44
5. Về công nghệ 46
6. Về các đơn vị sản xuất và kinh doanh thép 46
7. Nguồn nhân lực 51
8. Về xuất khẩu 52
III. Một số bất cập chủ yếu của ngành thép Việt Nam hiện nay 52
1. Sự mất cân đối nghiêm trọng trong đầu tư phát triển 52
2. Khả năng cạnh tranh thấp 53
3. Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong ngành 56
4. Thiếu thông tin thị trường 57
Chương III 59
Phương hướng phát triển và giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 59
I. Phương hướng phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 59
1. Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 59
2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành thép Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 63
II. Một số giải pháp để ngành thép Việt Nam hội nhập thành công 65
1. Đối với toàn ngành thép 65
1.1 Đầu tư cho một tầm nhìn lâu dài, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm 66
1.1.1 Chiến lược sản phẩm 67
1.1.2 Chiến lược hạ thấp chi phí 68
1.1.3 Chiến lược chuyên biệt hoá sản phẩm 69
1.1.4 Chiến lược marketing 70
1.1.5 Chiến lược đổi mới công nghệ 71
1.1.6 Chiến lược con người 72
1.1.7 Chiến lược vốn 73
1.1.8 Chiến lược trong hội nhập kinh tế quốc tế 73
1.2 Tiến tới hợp tác, liên kết với nhau để tạo thế và lực cho ngành thép Việt Nam 74
2. Đối với Nhà nước 75
2.1 Đẩy mạnh về cải cách cơ chế 76
2.2 Các biện pháp quản lý nhập khẩu 77
2.3 Chính sách thuế 78
2.4 Giải pháp đầu tư 79
2.5 Chính sách tiền tệ 80
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 83
Danh mục các từ viết tắt 85
Phụ lục 86
Lời mở đầu
Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, mọi quốc gia đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu. Đây chính là tiền đề quan trọng cho các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, tiểu vùng và khu vực trở nên ngày một sôi động trên phạm vi toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thế giới nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước. Đối với Việt Nam, thông qua hội nhập kinh tế, nền kinh tế của ta sẽ được gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới, nước ta có thể tận dụng được những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đồng thời chủ động ứng phó với những thách thức do quá trình này đặt ra.
Theo kế hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010, ngành thép được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế nước nhà. Là vật tư chiến lược không thể thiếu được của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng, tầm quan trọng của thép là không thể phủ nhận. Như vậy, vấn đề phát triển ngành thép hiệu quả và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ngành sản xuất thép ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng và phát triển từ rất sớm. Ngay khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên – nhà máy sản xuất thép đầu tiên của ta – đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau đó, khi đất nước thống nhất, chúng ta lại tiếp tục tập trung phát triển ngành sản xuất thép trong nước để phục vụ phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Hơn 40 năm qua, nhờ những nỗ lực to lớn của toàn ngành thép, nước ta từ việc phải nhập khẩu toàn bộ thép phục vụ cho nhu cầu nội tại đến nay về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về thép xây dựng và có một phần xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Vậy, hiện tại và trong thời gian tới đây, liệu ngành thép Việt Nam đã có đủ thế và lực để cùng cả nước bước vào vận hội mới của những thời cơ và thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại hay chưa?
Với mục đích tìm hiểu một cách cụ thể hơn về ngành thép của Việt Nam trong bối cảnh chung của thị trường thép thế giới cùng những thách thức trong việc thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cho bài khoá luận của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 phần:
- Chương I: Tổng quan về ngành thép thế giới và những thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Chương II: Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây
- Chương III: Một số giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên bài khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17