Mã tài liệu: 214081
Số trang: 24
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 373 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công nghiệp giấy là một trong những ngành kinh tế-kỹ thuật có vị trí quan trọng
trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Ngành giấy Việt Nam xét về tiềm năng phát triển còn nhiều lợi thế như nhu
cầu giấy để thoả mãn cho hơn 80 triệu dân là rất lớn, mức tiêu dùng giấy/người/năm
thấp, Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên lớn và nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
nên việc phát triển cây nguyên liệu giấy rất phù hợp. Song trong thời gian qua năng lực
sản xuất và cạnh tranh của ngành giấy còn thấp so với tiềm năng. Tình trạng đó là do
tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa có
định hướng chiến lược và một hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ và có hiệu lực
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngành giấy Việt Nam cũng
như ngành giấy các nước trong khu vực và trên thế giới như:
- Các công trình nghiên cứu phân tích hai nhà máy sản xuất bột giấy và giấy (i)
Bãi Bằng, Việt Nam, (ii) Southern Paper mill, Tanzania, của tác giả Jorg Becker (1991)
đã đề cập đến những khó khăn trong quá trình xây dựng và vận hành các nhà máy sản
xuất bột giấy và giấy có qui mô lớn. Do vậy cần thận trọng khi đầu tư nhà máy qui mô
lớn tại các nước đang phát triển.
- Vũ Dương Hiền (1995) qua việc phân tích chất lượng sản phẩm giấy của các
doanh nghiệp sản xuất giấy ở miền Bắc Việt Nam; kinh nghiệm nâng cao chất lượng
sản phẩm giấy các nước Châu á và của công ty Giấy Hải Phòng đề xuất một số biện
pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất giấy
trong cơ chế thị trường.
- Chris Lang (2001) nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành giấy tại các nước
lưu vực sông Mêkông như Thái Lan, Lào, Cămpuchia và Việt Nam để tìm hiểu việc mở
rộng vùng nguyên liệu và ảnh hưởng của nó đến xã hội cũng như môi trường; vai trò
của các thể chế đối với việc phát triển của ngành giấy. Trường hợp Việt Nam, tác giả
tập trung nghiên cứu việc phát triển vùng nguyên liệu, quá trình sản xuất bột giấy, các
chính sách và chương trình trồng rừng của Chính phủ, cũng như trợ giúp của các tổ
chức quốc tế.
- Lundmark Robert (2002) sử dụng mô hình đầu tư dạng Cobb-Douglas với chuỗi
số liệu của ngành giấy mười nước Châu Âu từ 1978 đến 1995 để phân tích và ước lượng
nhằm xác định địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy, chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng
của việc sử dụng giấy loại. Tác giả đã sử dụng mô hình tân cổ điển để phân tích doanh
nghiệp có lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý sẽ có điều kiện tối thiểu hoá chi phí trong
sản xuất và chi phí vận chuyển cả đầu vào, đầu ra. Kết quả cho thấy, sử dụng giấy loại
làm nguyên liệu ít ảnh hưởng đến quyết định địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy bột
giấy và giấy bằng giá của các yếu tố khác như gỗ, điện và công suất hiện tại của các
nhà máy.
- Luis Diaz và cộng sự (2006) sử dụng hai cấp độ phân tích là phương pháp phân
tích bao số liệu (DEA) để rút ra tăng trưởng năng suất, tiến bộ công nghệ và mô hình
hồi qui logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và tiến bộ công nghệ
2
đối với ngành chế biến từ nguyên liệu gỗ của Tây Ban Nha như sản xuất bột giấy và
giấy, xẻ và chế biến gỗ, sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ. Từ các kết quả phân tích các tác
giả cho rằng, trong dài hạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này cần phải
tự đổi mới công nghệ trong nội bộ ngành chế biến từ gỗ.
- Spek Machteld (2006) đã tìm hiểu khả năng thu xếp nguồn vốn cho các dự án
trồng rừng nguyên liệu giấy và sản xuất bột giấy. Tác giả đã sử dụng số liệu của 67 dự
án đầu tư xây dựng nhà máy bột giấy với tổng công suất lên đến 25,5 triệu tấn/năm, từ
năm 1995-2003 để nghiên cứu. Theo Spek, các dự án sản xuất bột giấy có thể thu xếp
nguồn vốn từ tín dụng thương mại như các khoản vay, phát hành trái phiếu và huy động
vốn trên thị trường chứng khoán. Còn vốn cho các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy
thì từ Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng làm thế nào
các nhà đầu tư và cho vay có thể đánh giá được rủi ro về tài chính cũng như ảnh hưởng
đến môi trường của các dự án. Do vậy, cần phải có sự tham gia đánh giá từ nhiều phía.
Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều nghiên cứu ngành giấy
ở một số khía cạnh như nguồn nguyên liệu, khả năng cung cấp tài chính, hoạt động đổi
mới công nghệ, ảnh hưởng đến môi trường và chính sách của chính phủ trong việc phát
triển vùng nguyên liệu giấy cũng như phát triển ngành giấy. Tuy nhiên, chưa có một công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống cơ sở lý luận và đánh giá đầy
đủ năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài trên để thực hiện nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá và vận dụng những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh ngành, luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh của ngành giấy Việt Nam, tìm ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh và
nguyên nhân hạn chế để đề xuất xây dựng một hệ thống các giải pháp có tính đồng bộ
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án lấy hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy trên thị trường
của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm đối tượng
nghiên cứu.
Luận án nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thị trường tiêu thụ
sản phẩm trong nước và xuất nhập khẩu của ngành giấy Việt Nam. Số liệu sử dụng từ
năm 1985-2006 khi nghiên cứu ngành giấy của các nước và từ năm 2000-2006 khi
nghiên cứu ngành giấy Việt Nam.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đồng thời luận án sử
dụng các phương pháp cụ thể như phân tích thống kê, kinh tế lượng, phương pháp điều
tra lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp và
phương pháp tổng hợp, so sánh trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp phân
tích bao số liệu định hướng đầu vào (DEA) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ
thuật của ngành nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật của ngành giấy Việt Nam.
Hai bộ số liệu Tác giả sử dụng chủ yếu để phân tích trong luận án của (i) Tổ chức
Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) từ năm 1985-2006. (ii) Tổng cục Thống kê Việt
Nam, số liệu điều tra hàng năm các doanh nghiệp công nghiệp, từ năm 2000-2005.
3
6. Những đóng góp của luận án
- Luận án đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ hơn bản
chất, nội dung và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy. Trình bày cơ
sở lý thuyết, phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh ngành về mặt định lượng
và định tính. Để đánh giá về mặt định lượng, ngoài những chỉ tiêu thường được sử
dụng, luận án trình bày cơ sở lý thuyết và phương pháp luận sử dụng các chỉ tiêu mới
như: đánh giá hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phân tích bao số liệu (Data
Envelopment Analysis-DEA), hệ số tham gia thị trường quốc tế (Participation in
Internationnal Market-PIM); hệ số lợi thế hiển thị ngành (Revealed Comparative
Advantage Coefficient-RAC); tỷ lệ thâm nhập của hàng nhập khẩu (Import Penetration
Ratio-IPR); tỷ lệ chịu tác động cạnh tranh quốc tế (Exposure to International
Competition-EIC) vận dụng đánh giá năng lực cạnh tranh ngành giấy. Để đánh giá về
mặt định tính năng lực cạnh tranh, luận án đã kết hợp lý thuyết mô hình ‘kim cương’
của Porter với 4 nhân tố tác động là nhân tố sản xuất của ngành; điều kiện về cầu; các
ngành liên quan và hỗ trợ; năng lực và cơ cấu ngành và mô hình của Dunning bổ sung
thêm 2 nhân tố là vai trò của Nhà nước và đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu về
năng lực cạnh tranh của ba nước Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, luận án đã rút ra 5
bài học mà ngành giấy Việt Nam có khả năng vận dụng.
Từ nội dung các vấn đề nêu trên đã tạo lập được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng
cao năng lực cạnh tranh ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết, phương pháp tính 8 chỉ tiêu để đánh giá
năng lực cạnh tranh về mặt định lượng ngành giấy Việt Nam. Trong 8 chỉ tiêu nêu trên,
ngoài các chỉ tiêu thường được áp dụng, luận án còn sử dụng một số chỉ tiêu chưa ứng
dụng trong ngành giấy Việt Nam: (1) chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật để đánh giá hiệu quả
của ngành giấy và thông qua chỉ tiêu này phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành; (2)
bốn chỉ tiêu: hệ số tham gia thị trường quốc tế, hệ số lợi thế hiển thị ngành, tỷ lệ chịu
tác động cạnh tranh quốc tế, tỷ lệ thâm nhập của hàng nhập khẩu để so sánh mối tương
quan năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam và ngành giấy của Trung Quốc,
Inđônêxia và Thái Lan. Luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết và phương pháp luận mô
hình ‘kim cương’ của Porter và Dunning để phân tích sự tác động tổng hợp của 8 nhân
tố đến năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam nhằm phản ánh năng lực cạnh
tranh về mặt định tính.
- Từ các kết quả phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành
giấy, luận án đã trình bày những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế làm cho năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam đạt dưới mức tiềm năng của
các nguồn lực tạo nên sức mạnh cạnh tranh và chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao
năng lực cạnh tranh trong quan hệ so sánh với các đối thủ khác.
- Luận án đã đề xuất 3 nhóm kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đó là điều chỉnh mục
tiêu chiến lược và quán triệt những quan điểm cơ bản về điều chỉnh mục tiêu chiến lược
cạnh tranh của ngành thích hợp với điều kiện môi trường có nhiều thay đổi; đề xuất một
hệ thống các giải pháp đối với Tổng công ty Giấy và các doanh nghiệp trong ngành
giấy Việt Nam; những kiến nghị quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm phát huy tổng hợp
các nguồn lực quốc gia, ngành và doanh nghiệp hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16