Mã tài liệu: 209623
Số trang: 91
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,014 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Những thay đổi đó một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nước trên đà phát triển có thể nắm bắt vươn tới nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội. Mặt khác, nó đặt ra những thách thức, những vấn đề phức tạp hơn mà mỗi quốc gia phải đối phó giải quyết. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế và khu vực đã trở thành cấp thiết đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia.
Hoà nhập với xu thế này, trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế trên cơ sở mở rộng phân công lao động và hợp tác quốc tế, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ và vốn trên thế giới để phát triển kinh tế trong nước thông qua con đường xuất – nhập khẩu.
Là một tổ chức hợp tác khu vực năng động trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và bản sắc dân tộc của các nước thành viên, ASEAN đang đóng vai trò ngày càng lớn với uy tín ngày càng cao trong sinh hoạt quốc tế, đặc biệt là xu thế mở rộng hợp tác và liên kết toàn khu vực. Tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA là bước khởi động đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Một trong những khó khăn, thử thách của Việt Nam hiện nay là cần xây dựng chiến lược và các giải pháp khả thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp và của nền kinh tế để hội nhập nhanh chóng vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT được ấn định vào năm 2006. Đây không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, em đã chọn đề tài "Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN ” với mong muốn từ sự phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN trong những năm qua làm cơ sở để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN trong lộ trình gia nhập AFTA và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đó.
Kết cấu của đề tài chia làm 3 chương:
Chương I : Sự cần thiết khách quan của việc phát triển thương mại Việt Nam- ASEAN.
Chương II : Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEAN
Chương III : Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường ASEA
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16