Mã tài liệu: 209615
Số trang: 107
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,021 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Từ xa xưa, giày dép đã là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người, một nhu cầu cần thiết không kém gì cơm ăn, áo mặc. Trong những câu chuyện cổ Việt Nam, như truyện Tấm Cám, hay những câu chuyện cổ nước ngoài, như Cendrillon, truyện cổ Pháp, đôi giày đã trở thành nhân chứng cho hạnh phúc, tình yêu con người.
Ngày nay, giày dép không chỉ là một vật dụng thiết yếu, mà còn mang ý nghĩa thời trang, mang dấu ấn cá tính, phong tục, tập quán của mỗi cá nhân, quốc gia, dân tộc. Ngành công nghiệp giày đã trở thành một trong những ngành công nghiệp tiêu dùng lớn nhất trên thế giới với sản lượng hơn 11 tỉ đôi mỗi năm.
Ngành da giày Việt Nam cũng hoà chung vào không khí sôi động đó của nghành công nghiệp da giày thế giới. Công nghiệp da giày Việt Nam có từ lâu đời nhưng chỉ thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập từ năm 1987. Mặc dù có những lúc thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng da giày là ngành có mức tăng trưởng cao trong những năm vừa qua. Từ chỗ không có sản phẩm da giày xuất khẩu, đến nay giày dép đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nước ta đã trở thành nước sản xuất giày thứ 8, nước xuất khẩu giày thứ 4 trên thế giới.
Hiện tại ngành da giày được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu. Một trong những thế mạnh của ngành da giày Việt Nam là lợi thế giá nhân công rẻ và môi trường đầu tư thuận lợi. Với lợi thế đó ngành đã thu hút một lực lượng lao động lớn của xã hội và góp phần thu ngoại tệ cho đất nước. Ngành đã đạt sản lượng 320 triệu đôi giày dép, trong đó xuất khẩu 292 triệu đôi, đạt kim ngạch 1575 triệu USD, tạo việc làm cho 400 nghìn người lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành da giày Việt Nam vẫn còn một số thiếu sót như trình độ nghiên cứu công nghệ, thiết kế mẫu mốt thời trang và đào tạo chuyên ngành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu, nguyên vật liệu, phụ tùng chưa thực sự được quan tâm phát triển, . Việc nhìn nhận một cách tổng quát những thành tựu cũng như những tồn tại của ngành, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục những điểm yếu, phát huy những thế mạnh của ngành là cần thiết. Vì thế, người viết đã lựa chọn đề tài "Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới" cho khoá luận của mình.
Nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tên các chương lần lượt là :
Chương 1 : Thị trường giày dép thế giới
Chuơng 2 : Ngành công nghiệp da giày Việt Nam
Chương 3 : Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17