Mã tài liệu: 208058
Số trang: 81
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 846 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Việt Nam là một trong số ít nước có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải. Nước ta có bờ biển dài trên 3260km, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương. Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia ven biển trên thế giới và trong khu vực đều trở thành những nước có nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là nhờ họ biết phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đúng hướng bởi cảng biển là đầu mối giao thông như đường sông, đường bộ, đường sắt, phục vụ cho việc giao lưu hàng hoá, hành khách giữa các khu vực trong một nước và giữa nước đó với các nước khác trên thế giới.
Đặc biệt, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự giao lưu hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy việc đổi mới phương pháp quản lí, đổi mới kỹ thuật. Tuy nhiên do cơ chế quản lí cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biển chưa thống nhất nên hiện nay hệ thống cảng biển Việt Nam còn lạc hậu và chưa thể phát triển đúng tầm của nó. Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay chỉ có thể tiếp nhận khoảng 92 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Phần lớn các cảng của chúng ta còn nhỏ bé, không hiện đại.
Đồng thời, ngay trong khu vực Đông Nam Á mà Việt Nam là một thành viên, có nhiều cảng rất phát triển, là cảng tầm cỡ thế giới như cảng Kaoshiung (Đài Loan), Hồng Kông (Hong Kong), Port Klang (Malaysia), Trong đó có cảng Singapore, là cảng đứng đầu thế giới về số lượng hàng hoá thông qua, và là cảng trung chuyển hàng đầu khu vực.
Mỗi cảng có vị trí, đường lối, đặc điểm phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng mà chúng ta có thể rút ra bài học. Trong bài viết này em xin được đề cập đến một số đặc điểm trong sự phát triển cảng Singapore, mà Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm. Đó là những vấn đề về đầu tư phát triển hệ thống cảng và vấn đề về quản lí hệ thống cảng cho hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ cảng biển tại Việt Nam.
Đây là một vấn đề cấp bách đối với Việt Nam để khai thác được lợi thế sẵn có về cảng biển nước ta, phát triển kinh tế. Nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay, việc phải sửa mình để phù hợp với thế giới càng là vấn đề quan trọng.
Đề tài: Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý dịch vụ cảng biển của Singapore - bài học kinh nghiệm với Việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1073
⬇ Lượt tải: 18