Mã tài liệu: 257807
Số trang: 68
Định dạng: doc
Dung lượng file: 527 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Lời mở đầu
Trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước ta hiện nay. Vấn đề tiền lương và đời sống người lao động đang là một trong những điểm nóng bỏng, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các chính sách của Nhà nước càng ngày càng tác động sâu rộng tới toàn bộ cac hoạt động kinh tế – văn hoá - xã hội của đất nước. Trong đó có chính sách về tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và sản xuất hàng hoá. Nó tác động trực tiếp đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Trong hoạt động SXKD của mọi doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra.
Tiền lương luôn là mối quan tâm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Đối với người sử dụng laođộng (doanh nghiệp) tiền lương là phần chi phí phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm và coi đó là phần chi phí về lao động sống trong 3 giá thành sản phẩm. Và bộ phận chi phí này có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp nó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy mà mối quan tâm của doanh nghiệp là làm sao cho chi phí về lao đống ngày càng thấp càng tốt để không ngừng tăng lợi nhuận lên cao.
Song đối với người lao động thì tiền lương lại là phần thu nhậpmà họ nhận được để không những đảm bảo cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình mình, và cũng là điều kiện thuận lợi để họ hoà nhập vào thị trường xã hội. Chính vì vậy mà mối quan tâm của họ là tiền lương ngày càng cao để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống của bản thân và gia đình.
Có thể thấy sự quan tâm ngược chiều tới tiền lương trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng diễn ra gay gắt. Người lao động thì luôn luôn tìm đến với những doanh nghiệp có mức lương cao và có các chính sách xã hội tốt, còn người sử dụng lao động lại tìm đến những vùng đất mà chi phí về nhân công rẻ mạt cốt để đạt được những mục đích thiết thực của mình.
Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp vấn đề đặt ra là phải trả lương như thế nào theo hình thức nào ,để mà giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và người lao động để tạo ra niềm tin của người lao động vào doanh nghiệp. Và trên cơ sở các chính sách chế độ về tiền lương, BHXH, BHYT DN phải áp dụng vào thực hiện như thế nào để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, say mê sáng tạo trong công việc và tích cực tăng năng suất lao động góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến công tác kế toán.
Chi phí lao động sống vào giá thành sản phẩm để có được giá thành chính xác để từ đó thực hiện tốt kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức trên, thấy rõ được tầm quan trọng của tiền lương cũng như chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại Công ty bia Hà Nội tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức kế toán tiền lương và phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động và quỹ lương ở nhà máy chế biến biến thế”.
Sau 2 thực tập và nghiên cứu tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này với ba phần như sau:
Phần I: Những lý luận cơ bản về hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.
Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương ở nhà máy chế biến biến thế
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện (cải tiến, bổ sung) công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Nhà máy chế tạo biến thế
MỤC LỤC
Phần I: Những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tiền lương và phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động và quỹ lương ở doanh nghiệp. 3
I. Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương. 3
A. Khái niệm lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. 3
B. Vai trò của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất. 6
C. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất. 7
II. Nội dung tổ chức kế toán lao động – tiền lương và các khoản trích theo lương (những công việc cần thiết để hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương). 8
1. Phân loại lao động. 8
2. Quỹ tiền lương. 10
3. Các hình thức trả lương: : 12
4. Tiền thưởng. 15
5. Trợ cấp BHXH: 16
6. Thanh toán tiền lương và trợ cấp BHXH. 17
III. Hạch toán lao động: 18
1. Hạch toán số lượng lao động. 18
2. Hạch toán thời gian lao động: 18
3. Hạch toán kết quả lao động. 19
IV. Kế toán tổng hợp tiền lương tiền công và các khoản trích theo lương 19
1. Chứng từ và tài khoản kế toán: Các chứng từ hạch toán về tiền lương và các khoản trích theo lương chủ yếu là các chứng từ tính toán lương, BHXH, thanh toán lương, BHXH, gồm: 19
2. Kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương, tình trích BHXH, BHYT và KPCĐ. 21
Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương (tiền công) và phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động và quỹ lương ở nhà máy chế biến biến thế. 26
I. Những đặc điểm chung của nhà máy chế tạo biến thế. 26
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy. 26
2. Đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất. 28
2.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất ở nhà máy chế tạo biến thế. 28
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý. 30
2.3. Qui trình công nghiệp sản xuất máy biến áp. 32
II. Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương, tiền công và phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động và quỹ tiền lương ở Nhà máy chế tạo biến thế. 37
A. Tình hình chung (thực trạng) về quản lý sử dụng lao động và quỹ lương. 37
B. Tổ chức hạch toán lao động, tiền lương và phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động và quỹ lương ở Nhà máy chế tạo biến thế. 39
1. Hạch toán lao động. 39
1.1. Hạch toán số lượng lao động. 39
1.2. Hạch toán thời gian lao động. 40
1.2.2. Cách thức hạch toán. 41
1.3. Hạch toán kết quả lao động: 42
2.2. Lương công nhật. 46
2.3. Bảng thanh toán lương kì cuối: 49
3. Các khoản khác: 58
4. Tình hình trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở Nhà máy chế tạo biến thế. 64
4.1. Tình hình trích BHYT. 64
4.2. Bảo hiểm xã hội. 65
4.3. Kinh phí công đoàn. 65
III. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 70
1. Kế toán tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 70
2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 72
phần III 78
một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và phân tích tình hình quản lý sử dụng lao độngvà quỹ tiền lương ở nhà máy chế tạo biến thế 78
I. Nhận xét chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở nhà máy chế tạo biến thế: 78
3.Chi trả lương và các chứng từ kế toán tiền lương : 86
4.Ghi sổ kế toán một số nghiệp vụ kinh tế về tiền lương BHXH: 88
Phần kết luận 8
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 206
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 68
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16