Mã tài liệu: 273359
Số trang: 80
Định dạng: zip
Dung lượng file: 595 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật phổ biến của cơ cấu kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, tỷ trọng nông nghiệp từ chiếm vị chí quan trọng dần đã nhường chỗ cho công nghiệp và cuối cùng là vai trò của dịch vụ sẽ chiếm vị trí quan trọng, trong đó du lịch được xác định là ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng cao.
Là một nước có tiềm năng du lịch, Việt Nam đang tập trung phát triển du lịch như một trong những đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách, chống tụt hâụ. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Du Lịch Việt Nam đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, huy động nội lực và tranh nguồn lực quốc tế để xây dựng Ngành mạnh về mọi mặt.
Đi đôi với sự phát triển của du lịch là sự phát triển hết sức nhanh chóng của kinh doanh khách sạn. Đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn thành chương trình du lịch đã lựa chọn. Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn cũng mang tính độc lập tương đối của nó. Hiện nay trong thị trường kinh doanh khách sạn đang diễn ra sự cạnh tranh găy gắt và khốc liệt do có quá nhiều khách sạn được mọc lên dẫn đến cung vượt quá cầu. Do vậy, để doanh nghiệp của mình đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp khách sạn phải tăng cường các nỗ lực marketing, đặc biệt chú trọng đến chính sách sản phẩm, nhằm tạo ra được sản phẩm có tính khác biệt và giành lợi thế cạnh tranh. Một chính sách sản phẩm đúng đắn cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề, sự quý mến và tôn trọng khách, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên khách sạn là một thành công lớn của doanh nghiệp.
Khách sạn Thắng Lợi là một doanh nghiệp nhà nước, với gần 30 năm hoạt động, bên cạnh những vấn đề khách sạn đã làm được trong thời gian qua thì vấn còn không ít những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút khách và xây dựng chính sách sản phẩm hoàn chỉnh. Nhận thức được vấn đề này và trong thời gian thực tập tại khách sạn Thắng Lợi tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi” làm đề tài nghiên
cứu cho bài luận văn của mình.
- Với mục đích nghiên cứu:
+ Tập hợp và hệ thống hoá các nội dung cơ sở lý luận để xây dựng chính sách sản phẩm.
+ Trên cơ sở kết hợp phân tích, đánh giá thực trang trong quá trình hoạt động và thực hiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế để làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn trong thời gian tới.
+ Đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi để giải quyết những vấn đề còn tồn tại và hoàn thiện chính sách sản phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích toán kinh tế và sử dụng thước đo lợi nhuận để đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chính sách sản phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu:
Chính sách sản phẩm đòi hỏi có sự phối hợp toàn diện đầy đủ của tất cả các bộ phận, phòng ban chức năng của khách sạn. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và trình độ nghiên cứu của sinh viên, nên phạm vi nghiên cứu đề tài này dưới góc độ tiếp cận của môn học Marketing để phân tích.
Bố cục luận văn:
Với mục đích giới hạn và phương pháp nghiên cứu đã nêu, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về chính sách sản phẩm trong kinh doanh khách sạn.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi.
Chương 3: Một số biên pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 3
1.1 Khái quát về sản phẩm và chính sách sản phẩm 3
1.1.1 Khái niệm sản phẩm khách sạn 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm khách sạn. 7
1.1.2 Khái niệm chính sách sản phẩm. 8
1.1.2.1 Khái niệm. 8
1.1.2.2 Vị trí của chính sách sản phẩm khách sạn. 8
1.2 Nội dung của chính sách sản phẩm. 9
1.2.1 Xác định kích thước tập sản phẩm dịch vụ. 9
1.2.2 Chu kỳ sống của sản phẩm. 10
1.2.2.1 Khái niệm. 10
1.2.2.2 Đặc điểm các giai đoạn phát triển của chu kỳ sống sản phẩm. 11
1.2.3 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. 13
1.2.3.1 Lý do phải nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. 13
1.2.3.2 Khái niệm sản phẩm mới. 14
1.2.3.3 Các bước phát triển sản phẩm mới. 15
1.3 Mối quan hệ giữa chính sách sản phẩm và một số chính sách khác trong Marketing- Mix. 17
1.3.1 Chính sách giá. 17
1.3.2 Chính sách phân phối. 18
1.3.3 Chính sách xúc tiến và quảng cáo. 19
1.4 Các căn cứ và phương pháp xây dựng chính sách sản phẩm trong kinh doanh khách sạn. 20
1.4.1 Các căn cứ xây dựng chính sách sản phẩm. 20
1.4.1.1 Căn cứ vào chiến lược kinh doanh và phương án kinh doanh để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 20
1.4.1.2 Căn cứ vào nhu cầu thị trường. 21
1.4.1.3 Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp. 21
1.4.2 Phương pháp xây dựng chính sách sản phẩm. 22
1.4.2.1 Phương pháp dựa vào kinh nghiệm. 22
1.4.2.2 Phương pháp thực nghiệm. 22
1.4.2.3 Phương pháp phân tích nghiên cứu. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI 23
2.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh tại khách sạn Thắng Lợi 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 23
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Thắng Lợi 25
2.1.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi 28
2.1.1.4 Môi trường kinh doanh của khách sạn. 29
2.1.2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Thắng Lợi trong 2 năm 2002-2003 33
2.2 Thực trạng chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi. 38
2.2.1 Kích thước tập sản phẩm dịch vụ. 38
2.2.1.1 Sản phẩm dịch vụ lưu trú. 39
2.2.1.2 Sản phẩm dịch vụ ăn uống. 41
2.2.1.3 Các dịch vụ bổ sung. 44
2.2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm mới tại khách sạn Thắng Lợi. 45
2.2.3 Thực trạng việc phát triển một số chính sách marketing-mix hỗ trợ chính sách sản phẩm. 46
2.2.3.1 Chính sách giá. 47
2.2.3.2 Chính sách phân phối. 49
2.2.3.3 Chính sách xúc tiến và quảng cáo. 50
2.3 Những ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh và thực hiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi. 51
2.3.1 Ưu điểm. 51
2.3.2 Hạn chế. 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN THẮNG LỢI 55
3.1 Các căn cứ đề xuất. 55
3.1.1 Căn cứ vào xu hướng phát triển thị trường khách sạn du lịch. 55
3.1.2 Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu, chiến lược của khách sạn Thắng Lợi trong thời gian tới. 58
3.1.2.1 Phương hướng mục tiêu. 58
3.1.2.2 Chiến lược phát triển kinh doanh tại khách sạn Thắng Lợi trong thời gian tới 60
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại khách sạn Thắng Lợi. 60
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có tại khách sạn. 61
3.2.2 Đề xuất hoàn thiện việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 64
3.2.3 Đẩy mạnh một số chính sách marketing- mix hỗ trợ chính sách sản phẩm. 65
3.2.3.1 Chính sách giá. 65
3.2.3.2 Chính sách phân phối. 67
3.2.3.3 Chính sách xúc tiến quảng cáo 67
3.2.4 Hoàn thiện đội ngũ lao động. 69
3.2.5 Hoàn thiện tổ chức marketing trong khách sạn. 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16