Mã tài liệu: 212387
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 155 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, vị trí của mỗi người trong gia đình cũng thay đổi và hướng tới sự bình đẳng, bình đẳng giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ và con cái. Xu hướng phát triển này đang được cả xã hội khuyến khích. Song, bên cạnh những gia đình được xem là tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực mà nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ - người vợ trong gia đình vẫn xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc đến mức báo động. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới nền tảng gia đình và xã hội.
Ngày nay, bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và được nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Bạo lực gia đình không còn được xem là chuyện nội bộ của mỗi gia đình, nó đã trở thành một vấn đề xã hội gây nhiều nhức nhối mà người được cho là chịu nhiều ảnh hưởng nhất chính là phụ nữ - những người vợ trong gia đình.
Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội xảy ra ở hầu hết mọi nơi, gần như trên thế giới, không có nước nào mà phụ nữ không phải chịu đựng những mối hiểm nguy từ những hành vi bạo lực. Theo nghiên cứu tại 10 nước trong năm 2005 của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 50% phụ nữ Bangladesh, Ethiopia, Peru và Tanzania phải chịu đựng bạo lực về mặt thể xác hoặc bạo lực tình dục bởi những người thân, đặc biệt với số liệu gây sửng sốt với khoảng 71% phụ nữ ở nông thôn Ethiopia. Gần đây nhất, kết quả điều tra của WHO năm 2008 cũng cho biết tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trên thế giới gia tăng và để lại hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Theo WHO, trong 6 người vợ thì có 1 người bị chồng đánh đập, và trong số 3 phụ nữ bị đánh đập thì lại có 1 người bị bạo hành suốt đời. Ngay ở các nước phương Tây giàu có, phát triển và văn minh thì cũng có không ít phụ nữ vẫn đang gánh chịu hậu quả từ tình trạng bạo lực này.
Có thể nói bạo lực trong gia đình nhằm chống lại phụ nữ là một vấn đề tồn tại trong các chế độ xã hội, nó có ở tất cả các nước có trình độ văn minh khác nhau và Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng này. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm (2001-2005), các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn và gia đình. Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê trong những năm gần đây tại Việt Nam cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng. Trong cả nước ta hiện nay cứ 1- 2 ngày có 1 người bị chết liên quan đến bạo lực gia đình. Trong năm 2005, 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (Võ Hồng Loan, 2007). Phần lớn các vụ bạo lực này là do người chồng gây ra cho người vợ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1222
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 988
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1150
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2697
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1026
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 12086
⬇ Lượt tải: 33
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 22