Mã tài liệu: 213412
Số trang: 19
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 134 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trongg việc phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động- nhất là lao động trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ở giai đoạn đầu nước ta với khoảng hơn 80% dân số sống ở nông thôn ảnh hưởng đến số lượng lao động. Thực trạng lao động việc làm diễn ra gay gắt trở thành vấn đề cần giải quyết của xã hội nông thôn. Việt Nam hiện có khoảng 49,5 triệu lao động và mỗi năm lại có thêm gần 1,5 triệu lao động mới. Đây vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Tại Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn nên vấn đề lao động-việc làm ở nông thôn hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết và còn tồn tại rất nhiều khó khăn.
Lực lượng thanh niên là lực lượng lao động đông đảo hằng ngày tạo ra của cải đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trên khắp mọi miền đất nước nói chung và tại khu vực nông thôn nói riêng, thanh niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ và có đóng góp một phần để từng bước làm thay đổi diện mạo quê hương. Họ cũng là lực lượng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dưng nông thôn mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5%. Tìm việc làm và giải quyết tình trạng thiếu việc cho thanh niên nông thôn đang là một vấn đề cấp bách đối với chính bản thân họ và cả đối với các cấp, ban, ngành có liên quan. Vì vậy, để phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, Đảng và Chính phủ cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này.
Bài viết phân tích “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn” dựa trên các nguồn số liệu từ những bài viết liên quan đến vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn đăng trên các trang báo mạng và các báo cáo của các một số cuộc điều tra như báo cáo “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009” của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TW, báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10” được thực hiện bởi Bộ Lao động Thương binh- Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế, báo cáo điều tra “Lao động và Việc làm Việt Nam 1/9/2009” của Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1208
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 860
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 974
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 872
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 1821
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2694
⬇ Lượt tải: 26