Mã tài liệu: 216886
Số trang: 95
Định dạng: doc
Dung lượng file: 337 Kb
Chuyên mục: Triết học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Mối quan hệ giữa giai cấp với dân tộc (gọi tắt là mối quan hệ giai cấp – dân tộc) là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh là người đã vận dụng sáng tạo lý luận ấy vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Việc nhận thức đúng đắn quan điểm CNMLN và Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) về mối quan hệ giai cấp – dân tộc (QHGC-DT) và vận dụng nó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Chính vì vậy tôi chọn đề tài : "Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai cấp với dân tộc và việc vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu :
Xung quanh vấn đề quan điểm CNMLN và TTHCM về mối QHGC-DT đã có nhiều công trình nghiên cứu (xem mục tài liệu tham khảo thứ 11, 13, 17, 36). Tuy nhiên đây lại là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm. Đặc biệt là việc vận dụng CNMLN và TTHCM về mối QHGC-DT trong điều kiện ở nước ta hiện nay đang là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Thực tiễn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những nội dung trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ :
Mục đích của luận văn là góp phần nhận thức TTHCM về mối QHGC-DT trong cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở ấy vận dụng tư tưởng này vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ :
-Nghiên cứu cơ sở hình thành TTHCM về mối QHGC-DT ở Việt Nam.
-Nghiên cứu nội dung cơ bản của TTHCM về mối QHGC-DT trong cách mạng Việt Nam.
-Vận dụng TTHCM về mối QHGC-DT vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến rất nhiều nơi trên thế giới, biết rất nhiều thứ tiếng khác nhau, am hiểu sâu sắc văn hoá Đông – Tây, Kim – Cổ. Tư tưởng của người về mối QHGC-DT được hình thành và phát triển trong quãng thời gian cũng hết sức phong phú. Nó được ghi nhận, phản ánh qua nhiều nhân chứng, nhiều vật thể mang tính khác nhau. Nhưng trong luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu TTHCM về mối QHGC-DT trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh mà thôi. Các bài viết, bài nói này tập trung trong bộ Hồ Chí Minh – Toàn tập, gồm 12 tập, xuất bản lần thứ hai, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
Trong khuôn khổ của phạm vi như thế, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là :
-Thực chất của mối QHGC-DT theo quan điểm của CNMLN.
-Thực tiễn của mối QHGC-DT trên thế giới và ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
-Những luận điểm cơ bản, thể hiện bản chất của mối QHGC-DT trong TTHCM.
-Những phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường mối QHGC-DT ở Việt Nam hiện nay, dưới ánh sáng TTHCM về mối QHGC-DT.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận của CNMLN, TTHCM và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận văn sử dụng chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
-Phương pháp quy nạp và diễn dịch :
Trong rất nhiều bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy rất nhiều bài thể hiện tư tưởng của Người về mối QHGC-DT. Bằng phương pháp quy nạp không đầy đủ, chúng tôi đã khái quát lại thành những luận điểm thể hiện bản chất của TTHCM về mối QHGC-DT. Những luận điểm này trở thành những đề mục lớn cho chương II của luận văn.
-Phương pháp chứng minh luận đề :
Trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, có nhiều luận điểm nổi tiếng, thể hiện tư tưởng sâu sắc của Người về một vấn đề nào đó. Bằng những dẫn chứng cụ thể chúng tôi chứng minh rằng những luận đề này là kết quả của một quá trình chưng cất lâu dài về một vấn đề nào đó để hình thành nên TTHCM về vấn đề này.
-Phương pháp loại suy và so sánh :
Lịch sử Việt Nam và thế giới thời cận hiện đại đã từng tồn tại nhiều giai cấp, nhiều trào lưu chính trị tư tưởng khác nhau. Bằng phương pháp loại suy, chúng tôi đã thấy được quá trình tìm kiếm, lựa chọn con đường cách mạng và giai cấp lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Đồng thời với sự so sánh các vấn đề "đồng dạng phối cảnh" chúng tôi đã rút ra được bản chất của một số vấn đề của luận văn. Chẳng hạn thực chất của QHGC-DT; QHGC-DT trong TTHCM và trong tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các mục (1.2.2.), (2.1.1.4), (2.2.1)
-Phương pháp lịch sử – lôgic :
Để bảo đảm cho sự phán đoán, rút ra kết luận tránh được sự sai lầm tối đa, những đoạn trích về Hồ Chí Minh thường được chúng tôi đặt vào hoàn cảnh lịch sử mà Hồ Chí Minh đã nói hay viết. Đó là phương pháp lịch sử. Đồng thời trong mỗi một chương, mỗi một mục chúng tôi đều cố gắng luận giải vấn đề theo trình tự lôgíc. Hơn nữa để cho luận văn mang tính hệ thống lôgíc chặt chẽ, qua mỗi chương, mỗi mục, chúng tôi đều cố gắng trình bày sự kết nối giữa các chương, mục này theo trình tự lôgíc. Đó là phương pháp tư duy lôgíc.
Phương pháp lịch sử – lôgíc được sử dụng trong toàn luận văn.
Đồng thời trong mỗi phương pháp nêu trên chúng tôi đều sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp làm công cụ thực hiện. Phân tích và tổng hợp là phương pháp phổ biến cho mọi luận văn về khoa học xã hội nhân văn.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
-Góp phần làm sáng tỏ TTHCM về mối GHGC-DT trong cách mạng Việt Nam.
7. Kết luận của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.
Chương I gồm 3 tiết, 2 tiết đầu, (1.1), (1.2), chúng tôi phân tích cơ sở hình thành TTHCM về QHGC-DT. Tiết 1.3 là những phẩm chất vốn có ở Hồ Chí Minh. Đó là yếu tố nội sinh của TTHCM về QHGC-DT.
Chương II chính là sự kết hợp giữa tiết (1.3) và 2 tiết đầu của chương I trong thời gian. Kết quả của sự kết hợp này là luận điểm (2.1) và (2.2) của chương.
Chương III là sự vận dụng của chương II, gồm luận điểm (2.1) và (2.2) vào điều kiện Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở xem xét thực trạng QHGC-DT ở Việt Nam hiện nay (tiết [3.1]). Chúng tôi đề xuất phương pháp vận dụng các luận điểm (2.1) và (2.2) của Hồ Chí minh. Phương pháp vận dụng ấy là tiết 3.2 của luận văn này.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CNMLN : Chủ nghĩa Mác – Lênin
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐLDT : Độc lập dân tộc
LCLN : Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
QHGC-DT : Quan hệ giai cấp – dân tộc.
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TTHCM : Tư tưởng Hồ Chí Minh
TTTT : Trung tâm truyền tin
XHCN : Xã hội chủ nghĩ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1206
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 824
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 18